Út Trà Ôn (1919–2001) là nghệ sĩ cải lương tài danh. Ông tên thật là Nguyễn Thành Út, tên thường gọi trong gia đình là Mười Út (vì ông là người con thứ 10 và cũng là con út). Ông được sinh ra tại ấp Đông Phú, làng Đông Hậu, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ (nay là huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).

Nghệ sĩ Nhân dân
Út Trà Ôn
Biệt danhĐệ nhất danh ca
Vua vọng cổ
Tên khácMười Út
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thành Út
Ngày sinh
(1919-05-23)23 tháng 5, 1919
Nơi sinh
Trà Ôn, Vĩnh Long, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
13 tháng 8, 2001(2001-08-13) (82 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
An nghỉChùa Nghệ Sĩ
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên
Gia đình
Vợ
Nguyễn Thị Bích Thủy (1931–2016)
Con cái
Nguyễn Bích Phượng
Lĩnh vựcSân khấu
Khen thưởngHuy chương Vì sự nghiệp sân khấu
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1988)
Nghệ sĩ Nhân dân (1997)
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạcVọng cổ
Hợp tác với
Tác phẩmTình anh bán chiếu
Đài hoa dâng Bác
Sự nghiệp sân khấu
Vai tròDiễn viên
Năm hoạt động1937–2001
Thể loạiCải lương
Vai diễnHai Thành trong Đời cô Lựu

Tiểu sử

sửa

Thời niên thiếu

sửa

Lúc ông còn nhỏ, cha mẹ mất sớm nên ông phải ra đồng từ 13 tuổi. Cày sâu cuốc bẫm nhọc nhằn, ông lấy ca hát làm niềm vui giữa cái nắng oi ả nơi đồng ruộng. Giọng hát ngọt ngào thiên phú của ông được bạn bè yêu thích và đến tai dân làng, nên mỗi khi có Hội cúng Kỳ Yên, ông được ban nhạc lễ nhờ đứng ra xướng danh cho hương chức hội tề cúng lễ.

Sau đó, ông học hát tại làng quê. Quê hương của ông cũng là một vùng đất nổi tiếng với nghệ thuật cải lương.

Năm 1937, Mười Út được người quen giới thiệu với Đài phát thanh Sài Gòn và từ đó chính thức có nghệ danh Út Trà Ôn. Giọng ca truyền cảm, ấm áp, chân thành, đậm chất miền Tây Nam Bộ của ông được giới thiệu trên làn sóng điện đã nhanh chóng được đông đảo thính giả yêu chuộng. Bản vọng cổ đầu tiên ông ca trên đài là bản Thức trót canh thâu". Với niềm đam mê nghệ thuật và khả năng ca diễn xuất sắc, Út Trà Ôn thường xuyên góp tiếng hát cho Đài phát thanh, thu âm cho các hãng băng đĩa. Đặc biệt, với giọng ca đặc biệt của mình, ông đã góp phần nâng cao uy tín cho hãng đĩa ASIA với bài vọng cổ Tôn Tẫn giả điên gồm có 20 câu, là một sáng tác của vị Yết-Ma (tu sĩ Phật giáo).

Năm 1942, ông lần lượt biểu diễn cho các gánh cải lương như: Hề Lập, Thanh Long, Tiến Hóa, Mộng Vân, Sao Mai, Thanh Minh...

Năm 1954, ông lập gánh hát Kim Thanh, đây là lần đầu tiên ông làm bầu một đại bang danh tiếng lừng lẫy lúc bấy giờ và cho đến ngày nay vẫn còn nhiều nghệ sĩ cao tuổi nhắc đến. Lúc ấy, đại bang này có nhiều nghệ sĩ tên tuổi lớn ví dụ như: Thanh Tao, Kim Chưởng, Thúy Nga cùng làm giám đốc.

Đệ nhất danh ca

sửa

Năm 1959, soạn giả Viễn Châu sáng tác nên bài Tình anh bán chiếu. Nội dung bài ca chỉ là tâm sự của một thanh niên làm nghề bán chiếu phải lòng một cô gái đặt mua. Khi anh trở lại giao chiếu như đúng hẹn thì cô gái đã sang ngang mà có biết đâu anh bán chiếu đã thầm thương trộm nhớ. Nhưng cũng chính vì đơn giản mà dễ đi vào lòng người, nhất là nó được thể hiện qua giọng ca tuyệt vời của Út Trà Ôn.

Khi đĩa hát Tình anh bán chiếu được phát hành đã tạo nên một làn sóng. Bài ca thâm nhập vào mọi ngõ ngách ở miền Nam, từ các nhóm đờn ca tài tử cho đến tiểu thương, quân đội, công chức... đều mê và mang ra đến miền Trung, miền Bắc.[1][2]

Năm 1960, Út Trà Ôn cộng tác với đoàn Thủ Đô (chủ nhân của đoàn này là ông Phan Văn Bản và đồng thời là chủ nhân của hãng dĩa Hoành Sơn). Năm 1962, ông và người bạn thân là nghệ sĩ Hoàng Giang (cũng là tên tuổi lớn) lập gánh Thống Nhứt, rồi cộng tác với các đoàn như: Dạ Lý Hương, Thái Dương, Quốc Thanh, Hương Dạ Thảo, Phương Bình, Thanh Hải, Tân Hoa Lan, Kim Chung,...

Sau năm 1975

sửa

Sau giải phóng, ông cộng tác với đoàn cải lương Sài Gòn 1, Trần Hữu Trang và sau đó là Sân khấu Tài Năng hay còn gọi là đoàn 2-84.

Ông từ trần ngày 13 tháng 8 năm 2001 tại Thành phố Hồ Chí Minh, an táng tại Chùa Nghệ Sĩ, Quận Gò Vấp. Hưởng thọ 82 tuổi.[3][4]

 
Mộ Út Trà Ôn tại nghĩa trang chùa Nghệ Sĩ, Gò Vấp

Kỹ thuật ca diễn

sửa

Cụ thể, giọng ca của NSND Út Trà Ôn rất đặc biệt, ca đoạn giữa câu vọng cổ rất dài. Ai nghe kỹ sẽ thấy được tiếng thở dài trong từng câu ca, dù câu ca chỉ có vài chữ nhưng vẫn rất dài. Bên cạnh đó, với chất giọng đồng rặt thuộc loại quý hiếm, âm vực rộng, đạt độ du dương uyển chuyển nhờ bề dày tôi luyện. Bộ nhịp chắc nịch như đúc khuôn nên mặc tình thao túng khung nhạc mà không sợ rớt nhịp. Điều này khiến nhiều người rất thích và mê nghe Út Trà Ôn.[5]

Danh hiệu

sửa

Năm 1988, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Năm 1997, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Huy chương Vì sự nghiệp sân khấu vì những đóng góp của ông cho nghệ thuật cải lương.

Các vai diễn nổi bật

sửa

Cải lương

sửa
Vở diễn Tác giả Vai
Cung đàn trên sông lạnh Thu An – Phong Anh Bạt Tùng
Đời cô Lựu Trần Hữu Trang Võ Minh Thành
Người ven đô Minh Khoa – Nguyễn Gia Nghiêm Tám Khỏe
Kiều Nguyệt Nga Ngọc Cung Kiều công
Khi hoa anh đào nở Hà TriềuHoa Phượng Tô Điền Sơn
Nạn con rơi Trần Hà Ông Phú
Ngao Sò Ốc Hến Nguyễn Thành Châu (Năm Châu) Trùm Sò
Người khách lạ Nguyên Thảo Chu Kiếm Thông
Sân khấu về khuya Nguyễn Thành Châu (Năm Châu) Quốc Sơn
Tuyệt tình ca (Ông cò Quận 9) Ngọc ĐiệpHoa Phượng Ông cò Hương
Quân vương và thiếp NSND Viễn Châu – Thể Hà Vân Dương Bất Hảo
Thuyền ra cửa biển Phong Anh – Yên Trang Diệp Chấn Phong
Thái tử A Xà Thế Như Tâm – Dương Kinh Thành Đức Thế Tôn
Thằng điên vùng bến Hạ Yên LangNguyên Thảo Xuyên Hạ
Nhân quả (Chuyện hai quả cân) Dương Kim Thành – Hoàng Song Việt Chú Mười

Ca cảnh, chặp cải lương

sửa

Chặp cải lương là một câu chuyện được kể lại, trong đó có nhiều người kể bằng cách đối đáp, có từng đoạn ca xen kẽ những đoạn nói lối hay ngâm thơ nối kết lại với nhau.[6]

Tên Tác giả Vai
Con đường chính giác Xuyên Vân Tử Đạo sĩ
Dây chuông oan nghiệp (Chuyện tình Lan và Điệp) Ngọc SơnYên Sơn Hòa thượng
Đức Phật Thích Ca NSND Viễn Châu Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha)
Lưu BìnhDương Lễ NSND Viễn Châu Lưu Bình
Mẹ đợi mùa thương Xuân Phát Anh lính
Nhớ 20 năm trước Trần Hà Châu Pha
Nước mắt anh tôi NSND Viễn Châu Anh hai
Quan Công tha Tào (Huê Dung Đạo) NSND Viễn Châu Quan Công
Sương khuya lạnh lùng Hà TriềuNSND Viễn Châu Cha của Linh
Tình người phu xe NSND Viễn Châu Người phu xe
Thích Ca tầm đạo NSND Viễn Châu Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhartha)

Các bài tân cổ, vọng cổ nổi tiếng

sửa

Bằng giọng hát ấm và ngọt, nghệ sĩ Út Trà Ôn nổi tiếng với rất nhiều bài vọng cổ. Ông được khán giả ái mộ với những vở cải lương. Rất nhiều bài vọng cổ cho đến ngày nay vẫn còn đọng lại ít nhiều ký ức và tình cảm trong lòng người mộ điệu:

Vọng cổ

sửa
Tên Tác giả Hát với
Cười đời Đơn ca
Tôn Tẫn giả điên
Dạ cổ hoài lang[7] Cao Văn Lầu
Sầu vương biên ải[8] Thái Thụy Phong
Đài hoa dâng Bác Trần Nam Dân
Tháng Mười ngôi sao đỏ Trần Nam Dân
Về lại với sông Trà Hồng Mão
Ba giờ khuya NSND Viễn Châu
Bốn lá thư xuân NSND Viễn Châu
Chiếc nón bài thơ NSND Viễn Châu
Đời NSND Viễn Châu
Khương thượng điếu ngư NSND Viễn Châu
Gánh nước đêm trăng NSND Viễn Châu
Mồ em Phượng NSND Viễn Châu
Ông lão chèo đò NSND Viễn Châu
Tình anh bán chiếu NSND Viễn Châu
Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn NSND Viễn Châu
Thư xuân ngoài chiến tuyến NSND Viễn Châu
Tiếng chuông chùa Xá Lợi NSND Viễn Châu
Trụ Vương thiêu mình NSND Viễn Châu
Viếng mộ Tần Thủy Hoàng NSND Viễn Châu
Tình phụ tử Quy Sắc
Bạn đời NSƯT Thành Điển
Gánh chè khuya Thu An NSƯT Út Bạch Lan
Mưa lạnh Thảo Cầm Viên NSND Viễn Châu NSƯT Ánh Hồng
Sương khói rừng khuya NSND Viễn Châu NSND Ngọc Giàu
Kiều Phong – A Tỷ Yên Trang NSND Bạch Tuyết
Núm ruột quê hương Hải Đăng
Gái Tầm Vu Thành Quan Ngọc Bích
Tiếng tơ lòng Hải Đăng Bảo Linh

Tân cổ giao duyên

sửa
Tên Tác giả Hát với
Tân nhạc Cổ nhạc
Chuyến đò vĩ tuyến Lam Phương NSND Viễn Châu Đơn ca
Vĩnh biệt Lam Phương NSND Viễn Châu Phương Yến
Ai ra xứ lạnh Thúc Đăng Yên Sơn Ngọc Bích

Gia đình

sửa

Út Trà Ôn lập gia đình với bà Nguyễn Thị Bích Thủy (1931–2016)[9] và có 7 người con, riêng có Bích Phượng là theo nghiệp ca hát.[10] Dòng nhạc cô thể hiện là những làn điệu dân ca Nam Bộ.[11]

Vinh danh

sửa

Với nhiều đóng góp cho sân khấu cải lương, tên ông đã được đặt cho một con đường ở Quận 9 (nay là Thủ Đức).[12] Bên cạnh đó, tên của ông cùng với 8 nghệ sĩ được Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất đặt tên đường.[13]

Chú thích

sửa
  1. ^ thanhnien.vn (9 tháng 3 năm 2014). “NSND Út Trà Ôn - Anh nông dân thành đệ nhất danh ca”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ PHÓNG, BÁO SÀI GÒN GIẢI (12 tháng 7 năm 2008). “Xuất xứ "Tình anh bán chiếu". BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ “Vĩnh biệt NSND Út Trà Ôn”. Báo Người lao động. 14 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2001.
  4. ^ “Vĩnh biệt NSND Út Trà Ôn”. VnExpress. 14 tháng 8 năm 2001.
  5. ^ “Út Bạch Lan nói về những khuôn mẫu giọng ca của cải lương”. baodongthap.vn. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ “Hào hứng xem diễn chặp cải lương trên phố Nguyễn Huệ”. PLO.vn. 30 tháng 7 năm 2017.
  7. ^ Đây là bản vọng cổ nhịp 2 (nhịp đôi)
  8. ^ Đây là bản vọng cổ nhịp 16
  9. ^ NLD.COM.VN. “Vợ của cố "Đệ nhất danh ca" Út Trà Ôn qua đời”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ Thanh Hiệp (3 tháng 8 năm 2016). “Vợ của cố "Đệ nhất danh ca" Út Trà Ôn qua đời”. Người Lao Động.
  11. ^ Thanh Hiệp (12 tháng 3 năm 2019). “Ca sĩ Bích Phượng: "Cha làm thầy, con không thể đốt sách". Người Lao Động.
  12. ^ NLD.COM.VN. “TP HCM: 8 tuyến đường có tên văn nghệ sĩ”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ ONLINE, TUOI TRE (24 tháng 6 năm 2023). “Đề xuất đặt tên đường nghệ sĩ Phùng Há, Bảy Nam, Út Trà Ôn...”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.


Thể loại

sửa