Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuyển đế hầu”
Dòng 31: | Dòng 31: | ||
==Các Tuyển đế hầu== |
==Các Tuyển đế hầu== |
||
{{Chính|Bầu cử hoàng gia}} |
{{Chính|Bầu cử hoàng gia}} |
||
Sau khi một [[Hoàng đế La Mã Thần thánh]] qua đời, trong vòng 1 tháng, [[Tuyển hầu quốc Mainz|Tổng giám mục của Mainz]] sẽ triệu tập các Tuyển đế hầu, và họ nhóm họp với nhau trong vòng 3 tháng sau khi được triệu tập. Trong thời gian diễn ra bầu chọn hoàng đế mới (''interregnum''), quyền lực của [[Đế chế La Mã Thần thánh]] được thực thi bởi 2 [[Đại diện hoàng gia]] (''Imperial vicar''). Theo [[Sắc chỉ Vàng|Golden Bull]], mỗi Đại diện hoàng gia là người quản lý của chính đế chế, với quyền lực có thể thông qua các phán quyết, hiệp thông với các lãnh đạo Giáo hội, thu về lợi nhuận từ các thái ấp, tiếp nhận các lời thề trung thành với Đế chế La Mã Thần thánh. [[Công quốc Sachsen|Tuyển để hầu Sachsen]] là một [[Đại diện hoàng gia]], thực hiện quyền lực ở các khu vực theo ''Luật Sachsen'' ([[Công quốc Sachsen]], [[Westfalen|Westphalia]], [[Tuyển hầu quốc Hannover]] và miền Bắc nước Đức), trong khi [[Kurpfalz|Tuyển đế hầu Palatine]] là đại diện ở phần còn lại của Đế chế ([[Franken|Franconia]], [[Swabia]], [[Rhine]] và miền Nam nước Đức). [[Tuyển hầu quốc Bayern|Tuyển đế hầu Bayern]] thay thế [[Kurpfalz |
Sau khi một [[Hoàng đế La Mã Thần thánh]] qua đời, trong vòng 1 tháng, [[Tuyển hầu quốc Mainz|Tổng giám mục của Mainz]] sẽ triệu tập các Tuyển đế hầu, và họ nhóm họp với nhau trong vòng 3 tháng sau khi được triệu tập. Trong thời gian diễn ra bầu chọn hoàng đế mới (''interregnum''), quyền lực của [[Đế chế La Mã Thần thánh]] được thực thi bởi 2 [[Đại diện hoàng gia]] (''Imperial vicar''). Theo [[Sắc chỉ Vàng|Golden Bull]], mỗi Đại diện hoàng gia là người quản lý của chính đế chế, với quyền lực có thể thông qua các phán quyết, hiệp thông với các lãnh đạo Giáo hội, thu về lợi nhuận từ các thái ấp, tiếp nhận các lời thề trung thành với Đế chế La Mã Thần thánh. [[Công quốc Sachsen|Tuyển để hầu Sachsen]] là một [[Đại diện hoàng gia]], thực hiện quyền lực ở các khu vực theo ''Luật Sachsen'' ([[Công quốc Sachsen]], [[Westfalen|Westphalia]], [[Tuyển hầu quốc Hannover]] và miền Bắc nước Đức), trong khi [[Kurpfalz|Tuyển đế hầu Palatine]] là đại diện ở phần còn lại của Đế chế ([[Franken|Franconia]], [[Swabia]], [[Rhine]] và miền Nam nước Đức). [[Tuyển hầu quốc Bayern|Tuyển đế hầu Bayern]] thay thế [[Kurpfalz|Tuyển đế hầu Palatine]] trở thành [[Đại diện hoàng gia]] từ năm 1623, nhưng từ năm 1648, đã có một cuộc tranh cãi giữa 2 nhà cai trị Palatine và Bayern về việc ai mới là Đại diện hoàng gia. Cuối cùng, Tuyển đế hầu Bayern đã được công nhận. Sau đó, hai Tuyển đế hầu Palatine và Bayern đã ký một thoả thuận để cùng giữ quyền đại diện, nhưng [[Đại hội Đế quốc (Thánh chế La Mã)|Đại hội Đế chế]] đã bác bỏ thoả thuận này. Năm 1711, trong ki Tuyển đế hầu Bayern bị [[Lệnh cấm của hoàng gia]], Palatine một lần nữa đóng vai trò là đại diện, nhưng sau đó người cai trị xứ Bayern đã được phục chức. |
||
=== Từ năm 1257 đến chiến tranh 30 năm === |
=== Từ năm 1257 đến chiến tranh 30 năm === |
Phiên bản lúc 21:48, ngày 12 tháng 2 năm 2022
Tuyển đế hầu (tiếng Đức: Kurfürst; tiếng Latinh: Princeps Elector; tiếng Anh: Prince-Elector hay gọi tắt là Elector), còn được gọi tắt là Tuyển hầu, là tước vị dưới thời đại Đế quốc La Mã Thần thánh, dành để gọi những người trong Đại cử tri đoàn của Đế quốc.
Từ thế kỉ 13, các Tuyển đế hầu được quyền bầu cử Vua của người La Mã. Với tước hiệu này, ông vua theo thông lệ là sẽ được đăng quang làm Hoàng đế La Mã Thần thánh, được trao Đế miện trực tiếp bởi các Giáo hoàng. Charles V là vị Hoàng đế La Mã cuối cùng được làm lễ sắc phong (được bầu năm 1519, sắc phong năm 1530), vì từ đây về sau các vị Hoàng đế La Mã đều xuất thân từ nhà Habsburg và được hội đồng Tuyển đế hầu tôn lên ngôi mà không cần qua sự sắc phong của Giáo hoàng.
Phẩm giá và địa vị của các Tuyển hầu khiến họ trở nên rất có thế lực, thường chỉ sau Hoàng đế[1]. Những đặc ân của họ rất riêng biệt cho từng người và họ thường có tính thừa kế tước vị của mình. Người kế vị được gọi là Kurprinz.
Tại Đại hội Đế quốc nhóm họp thường niên ở Regensburg với đầy đủ các nhà cai trị trong đế quốc, Hoàng đế La Mã Thần thánh và các Tuyển đế hầu được xếp ngồi hàng ghế trên cùng, đối diện với 2 nhóm là các Thân vương thế tục và Giám mục vương quyền, ngồi xung quanh là các đại diện của Thành bang tự do...
Lịch sử
Việc bầu cử người đứng đầu là một truyền thống của người German xa xưa, khi họ thường xuyên liên kết các bộ tộc với nhau và bầu chọn người đứng đầu bằng các hình thức khác biệt trong lịch sử. Việc bầu chọn ban đầu chủ trì bởi người Frank, dân tộc có lãnh thổ bao gồm nước Pháp và nước Đức hiện đại. Sau cùng, nền quân chủ Pháp trở thành nền quân chủ thế tập theo hệ thống cha truyền con nối, còn nền quân chủ Đức vẫn tiếp tục duy trì tính bầu cử này.
Dần dần, quyền bầu cử trong cộng đồng người Đức không phải ai cũng được nữa, mà giới hạn bởi những người đứng đầu có thế lực, và đại diện cho một vùng nào đó trong vương quốc. Hoàn thiện cơ bản là việc quyền bầu cử thu gọn lại trong một hội đồng cụ thể, với những đại diện tăng lữ và quý tộc lớn của các thế lực: người Frank (Công quốc Franconia); người Swabia (Công quốc Swabia); người Saxon (Công quốc Sachsen) và người Bavaria (Công quốc Bavaria).
Quyền và đặc quyền
Các Tuyển đế hầu là những nhà cai trị của reichsstände (Địa vị Hoàng gia - Imperial Estates), có địa vị quan trọng và quyền lực hơn các Thân vương Hoàng gia khác. Cho đến thế kỷ XVIII, các tuyển đế hầu là những nhà cai trị duy nhất trong Đế chế được nhận tước hiệu Durchlaucht (tiếng Anh: Serene Highness). Năm 1742, các tuyển đế hầu được nâng lên tước hiệu Durchlauchtigste (tiếng Anh: Most Serene Highness), trong khi các thân vương khác trong đế chế được nhận tước phong Durchlaucht.
Với tư cách là những nhà cai trị của Địa vị Hoàng gia, các Tuyển đế hầu được hưởng tất cả các đặc quyền của các thân vương trong Đế chế La Mã Thần thánh, bao gồm quyền tham gia vào các liên minh, quyền tự chủ liên quan đến các công việc trên lãnh thổ của mình và được ưu tiên hơn các thần dân khác. Goldene Bulle (Sắc chỉ Vàng) đã cấp cho họ Privilegium de non appellando (Đặc quyền không kháng cáo), đây là thứ đã ngăn cản thần dân của họ nộp đơn kháng cáo lên toà án cấp cao hơn của Hoàng đế La Mã Thần thánh. Tuy đặc quyền này được cấp một cách tự động cho các Tuyển đế hầu, chúng không dành riêng cho các nhà nước khác trong đế quốc, đôi khi chúng cũng được các hoàng đế ban ân dành cho một điền trang nào đó trong đế chế, nhưng đối với các tuyển đế hầu thì nó là đặc quyền được duy trì. [2]
Đại hội Đế chế
Các Tuyển đế hầu cũng giống như các Thân vương cai trị trong Đế quốc La Mã Thần thánh, đều là thành viên của Đại hội Đế chế, được chia thành ba nhóm: Hội đồng Tuyển đế hầu, Hội đồng các Thân vương và Hội đồng các Thành bang. Ngoài là thành viên của Hội đồng Tuyển đế hầu, hầu hết các Tuyển đế hầu còn là thành viên của Hội đồng các Thân vương nhờ sở hữu lãnh thổ hoặc giữ chức vụ trong Giáo hội. Đây là 2 nhóm quyền lực nhất trong Đại hội Đế chế, vì cần có sự đồng ý của cả hai cơ quan này thì các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc của Đế chế mới được thông qua, chẳng hạn như việc thành lập các Tuyển hầu quốc mới hoặc các nhà nước trong Đế chế.
Một số Tuyển đế hầu cai trị nhiều nhà nước trong Đế chế, hoặc nắm giữ một số chức danh giáo hội, vì thế mà họ có nhiều phiếu biểu quyết trong Hội đồng các Thân vương. Năm 1792, Tuyển hầu quốc Brandenburg có 8 phiếu, Tuyển hầu quốc Bayern có 6 phiếu, Tuyển hầu quốc Hannover có 6 phiếu, Vương quốc Bohemia có 3 phiếu, Tuyển hầu quốc Trier có 3 phiếu, Tuyển hầu quốc Cologne có 2 phiếu, Tuyển đế hầu Mainz có 1 phiếu. Do đó, trong số hàng trăm phiếu biểu quyết của Hội đồng các Thân vương năm 1792, có 29 phiếu thuộc về các Tuyển đế hầu, điều này đã mang lại cho họ nhiều ảnh hưởng trong hội đồng, ngoài ra họ còn sở hữu quyền lực trong nhóm Hội đồng Tuyển đế hầu.
Ngoài việc bỏ phiếu trong các hội đồng, Đại hội Đế chế cũng bỏ phiếu trong các liên minh tôn giáo, điều này được quy định bởi Hòa ước Westphalia. Tổng giám mục của Mainz chủ trì cơ quan Công giáo hay corpus catholicorum, trong khi đó Tuyển đế hầu Sachsen chủ trì cơ quan Tin Lành, hay corpus evangelicorum. Sự phân chia thành các cơ quan tôn giáo là trên cơ sở tôn giáo chính thức của nhà nước, chứ không phải của những người cai trị nó. Vì vậy, mặc dù từ thế kỷ thứ XVIII, các Tuyển đế hầu của Sachsen đã chuyển sang Công giáo, nhưng họ vẫn tiếp tục chủ trì cơ quan Tin Lành.
Các Tuyển đế hầu
Sau khi một Hoàng đế La Mã Thần thánh qua đời, trong vòng 1 tháng, Tổng giám mục của Mainz sẽ triệu tập các Tuyển đế hầu, và họ nhóm họp với nhau trong vòng 3 tháng sau khi được triệu tập. Trong thời gian diễn ra bầu chọn hoàng đế mới (interregnum), quyền lực của Đế chế La Mã Thần thánh được thực thi bởi 2 Đại diện hoàng gia (Imperial vicar). Theo Golden Bull, mỗi Đại diện hoàng gia là người quản lý của chính đế chế, với quyền lực có thể thông qua các phán quyết, hiệp thông với các lãnh đạo Giáo hội, thu về lợi nhuận từ các thái ấp, tiếp nhận các lời thề trung thành với Đế chế La Mã Thần thánh. Tuyển để hầu Sachsen là một Đại diện hoàng gia, thực hiện quyền lực ở các khu vực theo Luật Sachsen (Công quốc Sachsen, Westphalia, Tuyển hầu quốc Hannover và miền Bắc nước Đức), trong khi Tuyển đế hầu Palatine là đại diện ở phần còn lại của Đế chế (Franconia, Swabia, Rhine và miền Nam nước Đức). Tuyển đế hầu Bayern thay thế Tuyển đế hầu Palatine trở thành Đại diện hoàng gia từ năm 1623, nhưng từ năm 1648, đã có một cuộc tranh cãi giữa 2 nhà cai trị Palatine và Bayern về việc ai mới là Đại diện hoàng gia. Cuối cùng, Tuyển đế hầu Bayern đã được công nhận. Sau đó, hai Tuyển đế hầu Palatine và Bayern đã ký một thoả thuận để cùng giữ quyền đại diện, nhưng Đại hội Đế chế đã bác bỏ thoả thuận này. Năm 1711, trong ki Tuyển đế hầu Bayern bị Lệnh cấm của hoàng gia, Palatine một lần nữa đóng vai trò là đại diện, nhưng sau đó người cai trị xứ Bayern đã được phục chức.
Từ năm 1257 đến chiến tranh 30 năm
Danh sách 7 Tuyển đế hầu vị được đề cập vào năm 1257, bao gồm:
- Tổng giám mục Cologne (Archbishop of Cologne);
- Tổng giám mục Mainz (Archbishop of Mainz);
- Tổng giám mục Trier (Archbishop of Trier);
- Quốc vương xứ Bohemia (King of Bohemia);
- Bá tước xứ Rhein (Count Palatine of the Rhine);
- Công tước xứ Saxony (Duke Saxony);
- Hầu tước xứ Brandenburg (Phiên hầu tước Brandenburg);
Trong đó, có 3 đại diện thuộc giới tăng lữ, các Tổng giám mục có rất nhiều sự tôn kính và thường là những thế lực chủ chốt trong hội đồng, trong khi 4 vị kia thường đại diện một thế lực có ảnh hưởng trong thời đại.
Bá tước xứ Rhein đã thay thế Công tước xứ Franconia sau khi vị Công tước cuối cùng chết vào năm 1039, Hầu tước xứ Brandenburg đã soán ngôi vị của Công tước xứ Swabia sau khi vị Công tước cuối cùng bị chặt đầu vào năm 1268 và lãnh thổ bị thu hồi. Chỉ có Công quốc Saxony vẫn an toàn giữ vị thế của mình và tồn tại cho đến hơn nhiều thế kỉ về sau.
Đến thời kỳ Napoleon
Sau nhiều biến đổi chính trị, đến thế kỉ 18 thì hội đồng Tuyển đế hầu chia ra cơ bản về phe Công giáo và phe Tin lành, với tổng cộng là 8 Tuyển hầu tước.
Phe Công giáo:
- Tổng giám mục Cologne (Archbishop of Cologne);
- Tổng giám mục Mainz (Archbishop of Mainz);
- Tổng giám mục Trier (Archbishop of Trier);
- Quốc vương xứ Bohemia (King of Bohemia);
- Tuyển hầu tước xứ Bavaria (Elector of Bavaria);
Phe Tin lành:
- Tuyển hầu tước xứ Saxony (Elector of Saxony);
- Tuyển hầu tước xứ Brandenburg (Elector of Brandenburg); ngoài ra cũng giữ tước vị Quốc vương Phổ (King of Prussia);
- Tuyển hầu tước xứ Hanover (Elector of Hanover); ngoài ra cũng giữ tước vị Quốc vương Anh (King of Great Britain);
Xem thêm
- Helmut Assing: Der Weg der sächsischen und brandenburgischen Askanier zur Kurwürde, 2007, Aufsatz mit grundsätzlichen Überlegungen zur Entstehung des Kurfürstenkollegiums Lưu trữ 2012-10-27 tại Wayback Machine (PDF, 283 KiB)
Chú thích
- ^ Precedence among Nations
- ^ Even a small Free Imperial City such as Schwäbisch Gmünd had been granted the Privilegium de non appellando in 1475. Cf. Kaiser Friedrich III.: Privilegium de non appellando für Schwäbisch Gmünd, 1475
Tham khảo
- Bryce, J. (1887). The Holy Roman Empire, 8th ed. New York: Macmillan.