Pháp kinh
Pháp kinh (chữ Hán: 法经) là bộ pháp điển do Lý Khôi lập ra vào năm 445 TCN dưới thời Ngụy Văn hầu, nhằm mục đích thực hành cải cách pháp chế trong nước. Đây là lần thực hiện cải cách pháp chế sớm nhất của các nước trong thời kỳ Chiến Quốc. Thành tích quan trọng nhất của Lý Khôi là đã biên soạn ra sáu chương Pháp kinh trên cơ sở chỉnh lý luật thành văn của các nước chư hầu.[1][2][3][4][5][6]
Nội dung
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp kinh có tất cả sáu chương gồm: Đạo pháp, Tặc pháp, Võng pháp, Bố pháp, Tạp pháp và Cụ pháp. Nội dung tổng thể các chương như sau:
- Đạo pháp (盗法, luật về tội ăn trộm), chỉ việc xâm phạm tài sản công tư.
- Tặc pháp (賊法,luật về tội làm giặc) chỉ những tội về mặt chính trị và xâm phạm đối với thân thể con người, bao gồm gây thương tích và chết chóc.
- Võng pháp (囚法,còn gọi là Tù pháp 网法) là những quy định về việc giam cầm.
- Bố pháp (捕法), tức là luật về xét hỏi và bắt bớ tội phạm.
- Tạp pháp (雜法), là những quy định về các tội trạng khác.
- Cụ pháp (具法), chỉ những quy định về giảm hình hoặc tăng hình. Nội dung của chương 6 lấy việc tố tụng hình pháp và hình sự làm chính.
Ý nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp kinh đã xác lập một cách đại thể một số nguyên tắc cơ bản lập pháp phong kiến mà cũng đã xây dựng được quy mô sơ khởi của hệ thống pháp luật phong kiến, nó đem tư tưởng hình không đẳng cấp và hình nặng tội nhẹ do các luật gia thời trước Tần đề ra đầu tiên quán triệt các mặt quy định của pháp luật, nó đã đưa ra những tư tưởng chỉ đạo quan trọng và kinh nghiệm đầu tiên cho lập pháp phong kiến,[7] luật nhà Tần và luật Cửu chương đều được xây dựng trên cơ sở Pháp kinh.[8] Do đó Pháp kinh được coi là bộ luật thành văn tương đối hoàn chỉnh thứ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Ogawa Shikegi, "On Li K'uei's Fa-ching," Tōyō gakuhō (Kyōto) 4 (1933): 278-79.
- ^ A.F.P. Hulsewé, Remnants of Han Law (Leiden: E.J. Brill, 1955), pp. 28-30.
- ^ Timoteus Pokora, "The Canon of Laws of Li K'uei: A Double Falsification?" Archiv Orientalni 27 (1959): 96-121.
- ^ A.F.P. Hulsewé, "The Legalists and the Laws of Ch'in," in Leyden Studies in Sinology: Papers Presented at the Conference Held in Celebration of the Fiftieth Anniversary of the Sinological Institute of Leyden University, December 8–12, 1980 (Leyden: E.J. Brill, 1981), p. 8.
- ^ Herrlee G. Creel, "Legal Institutions and Procedures During the Chou Dynasty," in Essays on China's Legal Tradition, ed. by Jerome A. Cohen, R. Randle Edwards, and Fu-mei Chang Chen (Princeton University Press, 1980), p. 37.
- ^ Endymion Wilkinson, Chinese History: A Manual, Revised and Enlarged (Harvard University Asia Center, 2000), p. 541.
- ^ A.F.P. Hulsewé, Remnants of Han Law (Leiden: Brill, 1955), pp. 28.
- ^ A.F.P. Hulsewé, Remnants of Han Law (Leiden: Brill, 1955), pp. 29.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Bồ Kiên chủ biên, Trung Quốc pháp chế sử, Nhà xuất bản Đại học Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc ISBN 7-304-02441-0/D•209, chương bốn đoạn hai.
- Chu Phát Tăng, Trần Long Đào, Tề Cát Tường chủ biên, Từ điển lịch sử chế độ chính trị Trung Quốc, Nhà xuất bản Trẻ, trang 199-200.