Bước tới nội dung

Leopold I xứ Baden

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Leopold
Được vẽ bởi Franz Xaver Winterhalter (1831)
Đại công tước xứ Baden
Tại vịngày 30 tháng 3 năm 1830 – ngày 24 tháng 4 năm 1852
Tiền nhiệmLouis I
Kế nhiệmLouis II
Thông tin chung
Sinh(1790-08-29)29 tháng 8 năm 1790
Karlsruhe, Đại công quốc Baden
Mất24 tháng 4 năm 1852(1852-04-24) (61 tuổi)
Karlsruhe, Đại công quốc Baden
Phối ngẫu
Hậu duệ
Hoàng tộcZähringen
Thân phụKarl Frederick, Đại công tước xứ Baden
Thân mẫuLouise Caroline xứ Hochberg
Tôn giáoTin Lành

Leopold (tiếng Đức: Karl Leopold I. Friedrich von Baden; 29 tháng 8 năm 1790 - 24 tháng 4 năm 1852) là Đại công tước đời thứ 4 của xứ Baden, ông trị vì từ năm 1830 cho đến khi qua đời vào năm 1852.

Ông là con trai đầu của Karl Friedrich xứ Baden với người vợ thứ hai, Luise Karoline Geyer von Geyersberg và bà là một thường dân, nên cuộc hôn nhân của hai người bị xem là Quý tiện kết hôn, vì thế các hậu duệ của cuộc hôn nhân này, bao gồm cả Leopold không thể thừa kế tước vị cũng như tài sản của Nhà Zähringen ở Baden. Luise Karoline và các con của bà đã được phong tước hiệu Nam tước và Nữ Nam tước, từ năm 1796 được phong Bá tước và Nữ bá tước von Hochberg.

Nhưng vì các hậu duệ của Karl Friederich với người vợ đầu dần chết đi mà không để lại người thừa kế, khả năng trong tương lai sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh kế vị và Nhà Zähringen sẽ đánh mất Baden vào tay của Quốc vương Bayern là Maximilian I Joseph của Bayern. Cháu trai của Karl Friederich là Đại công tước Karl I đã tiến hành hợp thức hoá quyền thừa kế của hậu duệ người vợ thứ 2 của ông nội mình, bất chấp họ là sản phẩm của quý tiện kết hôn. Vì thế, kể từ thời Leopold, các Đại công tước xứ Baden đều là hậu duệ của Karl Friederich với người vợ thứ 2 - thường dân.

Người thừa kế Hochberg

[sửa | sửa mã nguồn]
Xu bạc: 1 Kronenthaler với mặt trước là chân dung của Leopold, được phát hành năm 1831, năm trị vì thứ 2 của ông ở cương vị Đại công tước xứ Baden

Vì hậu duệ của cuộc hôn nhân đầu tiên giữa Karl Friedrich xứ Baden với Karoline Luise xứ Hessen-Darmstadt khá dồi dào, có đến 3 người con trai sống đến tuổi trưởng thành, cho nên những đứa con từ cuộc hôn nhân thứ 2 không được quan tâm nhiều, và bản thân họ cũng không thể kế thừa bất cứ tước vị hay tài sản nào từ Nhà Zähringen hoàng gia, vì đó là cuộc hôn nhân quý tiện kết hôn. Các hậu duệ của cuộc hôn nhân thứ 2 chỉ được công nhận là có quan hệ huyết thống với gia đình Đại công tước. Vì là con trai trưởng, nên Leopold tiếp nhận tước vị Bá tước xứ Hochberg, khi trưởng thành, ông đã tìm kiếm cơ hội bằng cách trở thành sĩ quan trong quân đội Pháp.

Đến năm 1817, các hậu duệ với người vợ đầu của Karl Friedrich đã chết gần hết, chỉ còn lại 2 người, gồm có đương kim Đại công tước Karl I, cháu trai của Karl Friedrich và người chú không có con của ông, Công tử Ludwig. Cả hai người con trai của Karl I đã qua đời từ lúc bé và ông không có người kế vị nào. Hoàng gia Baden rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng vì sẽ phải đối mặt với hiểm hoạ diệt vong trong tương lai gần. Từ lúc này, mọi chú ý được đổ dồn vào các hậu duệ của cuộc hôn nhân thứ 2 của Karl Friedrich, trong đó Leopold là ưu tiên số một trong danh sách kế vị.

Những người bên ngoài triều đình Baden không hề hay biết, vào ngày 24 tháng 11 năm 1787 đám cưới của Phiên hầu tước Karl Frederick khi đó với Luise Karoline Geyer von Geyersberg, ông và ba người con trai của cuộc hôn nhân đầu tiên đã ký một tuyên bố bảo lưu quyền quyết định về tước vị và bất kỳ sự kế vị nào của những người con trai được sinh ra trong cuộc hôn nhân thứ 2 này.[1] Mặc dù các con của Luise Karoline ban đầu không được pháp luật công nhận, những vào ngày 20 tháng 2 năm 1796, Karl Frederick đã làm rõ bằng văn bản (sau đó được các con trai của ông đồng ký) rằng các con trai của cuộc hôn nhân thứ 2 đủ điều kiện để kế vị ngai vàng theo thứ tự nam quyền, xếp sau những người con trai của cuộc hôn nhân đầu tiên.[1] Phiên hầu tước Karl tuyên bố thêm rằng cuộc hôn nhân thứ 2 của ông "không được coi là quý tiện kết hôn, mà đúng hơn là một cuộc hôn nhân bình đẳng thực sự".

Vào ngày 10 tháng 9 năm 1806, sau khi Đế chế La Mã Thần thánh bị bãi bỏ và thừa nhận chủ quyền của Baden, Karl Frederick xác nhận địa vị của các con trai trong cuộc hôn nhân thứ hai của mình. Đạo luật này, một lần nữa, được ký bởi ba người con trai của ông, nhưng không được ban hành.

Vào ngày 04 tháng 10 năm 1817, vì cả Đại công tước Karl và những người con trai khác từ cuộc hôn nhân đầu tiên của ông nội đều không có hậu duệ nam còn sống, Karl đã tiến hành xác nhận quyền kế vị của những người chú cùng cha khác mẹ, trao cho họ các tước vị Hoàng tử và Phiên hầu tước xứ Baden, với địa vị Highness. Ông yêu cầu đại hội riêng ở Aachen vào ngày 20 tháng 11 năm 1818, chỉ vài tuần trước khi ông qua đời, để xác nhận quyền kế vị của những người con trai của bà kế ông, vẫn được gọi là Nữ bá tước Luise von Hochberg.

Nhưng tuyên bố kế vị Baden này đã gợi lên những thách thức quốc tế. Vào năm 1815, Đại hội Viên đã công nhận các tuyên bố chủ quyền của Bayern và Áo đối với các phần của Baden mà nó được giao cho Karl Frederick ở Thượng PalatinateBreisgau, dự đoán rằng khi ông qua đời, những vùng đất đó sẽ không còn là một phần của Đại công quốc Baden. Hơn nữa, Maximilian I Joseph của Bayern, đã kết hôn với chị cả của Đại Công tước Karl là Karoline xứ Baden, theo luật kế vị Semi-Salic, nếu Baden không còn người thừa kế nam thì lãnh thổ của đại công quốc này sẽ rơi vào tay của Quốc vương Bayern. Vì thế Maximilian đã có một yêu sách mạnh mẽ đối với Baden theo các quy tắc truyền thống về thừa kế, cũng như các yêu sách của anh ta theo một hiệp ước hậu Đại hội Viên ngày 16 tháng 4 năm 1816.

Tuy nhiên, vào năm 1818, Karl đã ban hành hiến pháp cho quốc gia, sự tự do của hiến pháp đã khiến nó trở nên phổ biến với người dân Baden và bao gồm một điều khoản đảm bảo quyền kế vị cho con cháu của Luise Karoline Geyer von Geyersberg. Một tranh chấp khác đã được giải quyết bằng thỏa thuận của Baden để nhượng một phần của quận Wertheim cho Vương quốc Bayern.

Để cải thiện hơn nữa địa vị của Hoàng tử Leopold, người anh cùng cha khác mẹ của ông, tân Đại công tước Ludwig I đã sắp xếp để ông kết hôn với cháu gái của mình, Sofia Wilhelmina của Thụy Điển, con gái của cựu vương Gustav IV Adolf của Thụy Điển. Không nghi ngờ gì nữa, dòng máu hoàng gia của Sophie sẽ giúp bù đắp sự kỳ thị về sự ra đời của Leopold.

Cuối cùng, vào ngày 10 tháng 7 năm 1819, vài tháng sau khi Karl I qua đời, các cường quốc Đế quốc Áo, Vương quốc Pháp, Vương quốc Anh, Vương quốc PhổĐế quốc Nga tham gia với Vương quốc BayernĐại công quốc Baden trong Hiệp ước Frankfurt năm 1819, công nhận quyền kế vị của hậu duệ cuộc hôn nhân thứ 2 của Karl Friedrich.

Khi Ludwig I qua đời vào ngày 30 tháng 3 năm 1830, Leopold được kế vị và trở thành Đại công tước tiếp theo của Baden.

Leopold quan tâm đến những ý tưởng tự do trong thời đại của mình, đã nhượng bộ cho các cuộc cách mạng vào năm 1848, và trong mùa xuân năm 1849, ông từ chối phản đối phong trào (xem Các cuộc cách mạng năm 1848 ở các Nhà nước Đức), cuối cùng đã đạt đến đỉnh điểm và buộc ông phải rời bỏ hoàng cung vào đêm 13/5. Vào tháng 8, ông được quân đội Phổ và Bang liên Đức khôi phục ngôi vị. Leopold đã hành động với sự nhẫn nại lớn nhất sau khi lấy lại được sức mạnh của mình. Trong những năm cuối cùng của triều đại, ông đã bổ nhiệm con trai của mình là Frederick, người sau này kế vị ông, vào chính phủ.[2] Leopold qua đời ở Karlsruhe vào 24 tháng 4 năm 1852.

Hôn nhân và hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại công tước Leopold cùng vợ và các con

Vào ngày 25 tháng 7 năm 1819, Leopold kết hôn với người cháu gái, con của người anh cùng cha khác mẹ với mình là Sofia Wilhelmina của Thụy Điển (21 tháng 5 năm 1801 - 6 tháng 7 năm 1865). Sofia và Leopold có những người con sau:

  1. Đại công nữ Alexandrine xứ Baden (6 tháng 12 năm 1820 - 20 tháng 12 năm 1904) cô kết hôn với Ernst II xứ Sachsen-Coburg và Gotha vào ngày 13 tháng 5 năm 1842. Họ không có con.
  2. Hoàng tử Louis xứ Baden (1822–1822).
  3. Ludwig II, Đại công tước xứ Baden (15 tháng 8 năm 1824 - 22 tháng 1 năm 1858). Ludwig bị bệnh tâm thần và kết quả là em trai của ông là Công tử Friedrich làm Nhiếp chính.
  4. Frederick I, Đại Công tước xứ Baden (9 tháng 9 năm 1826 - 28 tháng 9 năm 1907) ông kết hôn với Luise của Phổ vào ngày 20 tháng 9 năm 1856. Họ có ba người con: Friedrich II, Đại công tước xứ Baden (9 tháng 7 năm 1857 - 9 tháng 8 năm 1928); Đại công nữ Victoria xứ Baden, sau này là Vương hậu của Thụy Điển (7 tháng 8 năm 1862 - 4 tháng 4 năm 1930); và Hoàng tử Ludwig xứ Baden (12 tháng 6 năm 1865 - 23 tháng 2 năm 1888).
  5. Đại Công tử Wilhelm xứ Baden (18 tháng 12 năm 1829 - 27 tháng 4 năm 1897) ông kết hôn với Mariya Maksimilianovna của Leuchtenberg vào ngày 11 tháng 2 năm 1863. Họ có hai con: Đại Công tôn nữ Marie xứ Baden, Nữ công tước Anhalt (26 tháng 7 năm 1865 - 29 tháng 11 năm 1939) và Maximilian xứ Baden (1867–1929), Thủ tướng Đức, và sau này là người thừa kế của Đại công quốc.
  6. Đại công tử Charles (Karl) xứ Baden (9 tháng 3 năm 1832 - 3 tháng 12 năm 1906), ông kết hôn với Nam tước Rosalie von Beust (được tạo ra là Nữ bá tước von Rhena) vào ngày 17 tháng 5 năm 1871. Họ có một con trai, Bá tước Frederick von Rhena (1877–1908).[3]
  7. Đại công nữ Marie xứ Baden (20 tháng 11 năm 1834 - 21 tháng 11 năm 1899) kết hôn với Ernst Leopold, Thân vương thứ 4 xứ Leiningen vào ngày 11 tháng 9 năm 1858. Họ có hai người con: Thân vương nữ Alberta xứ Leiningen (23 tháng 7 năm 1863 - 30 tháng 8 năm 1901); và Emich, Thân vương thứ 5 xứ Leiningen (18 tháng 1 năm 1866 - 18 tháng 7 năm 1939).[4]
  8. Đại công nữ Cecilie xứ Baden (20 tháng 9 năm 1839 - 12 tháng 4 năm 1891) cô kết hôn với Đại công tước Michael Nicolaievich của Nga vào ngày 28 tháng 8 năm 1857. Họ có bảy người con.[5]

Tước hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tước hiệu và cấp bậc của Leopold và những người con khác của Đại công tước Karl Frederick với người vợ thứ hai, Luise Karoline Geyer von Geyersberg ban đầu không rõ ràng như được quy định trong hợp đồng hôn nhân của cha mẹ ông (được đồng ký bởi những người anh em cùng cha khác mẹ theo lệnh của cha), các cô con gái ít nhất cũng mang tước hiệu Nữ Nam tước của mẹ họ (được quy cho là không chính xác), trong khi chỉ có tước hiệu Reichsgraf von Hochberg một cách hợp pháp từ năm 1796 khi bà được Hoàng đế La Mã Thần thánh phong tước hiệu đó.[6] Leopold và các anh chị em ruột của ông không được chính thức phong tước hiệu Markgraf cho đến năm 1817 khi họ được hoàng gia Baden công khai.[6] Nhưng trên thực tế, cha của họ đã cho phép sử dụng tước hiệu này cho những đứa con với người vợ thứ 2 của mình tại triều đình của chính ông ở Karlsruhe ít nhất là từ khi ông lên ngôi Đại công tước vào năm 1806, đồng thời trao tước hiệu Thân vương dành cho những người con trai của ông trong cuộc hôn nhân đầu tiên.[6] Tuy nhiên, từ năm 1817, hậu duệ nam giới của cả hai cuộc hôn nhân của ông đã được quốc tế công nhận là được hưởng tiền tố Thân vương, tất cả đều được sử dụng từ đó trở đi.

Tước hiệu Margrave xứ Baden đã được người thừa kế và hậu duệ cao cấp nhất của Leopold đặt làm tước hiệu giả danh, mỗi người đều là người đứng đầu Nhà Zähringen, kể từ cái chết của Đại công tước trị vì cuối cùng, Friedrich II, vào năm 1928.[6]

Phả hệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Schulze, Hermann. Die Hausgesetze der regierenden deutschen Fürstenhäuser, vol. 1. Jena, 1862, pages 165-69.
  2. ^ One or more of the preceding sentences incorporates text from a publication now in the public domainGilman, D. C.; Peck, H. T.; Colby, F. M. biên tập (1905). “Leopold Charles Frederick” . New International Encyclopedia (ấn bản thứ 1). New York: Dodd, Mead.
  3. ^ “The Gentleman's Magazine”. 1907.
  4. ^ Netherlands), Queen Sophie (consort of William III, King of the (1989). A Stranger in The Hague: The Letters of Queen Sophie of the Netherlands to Lady Malet, 1842-1877 (bằng tiếng Anh). Duke University Press. tr. 359. ISBN 0822308118. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2018.
  5. ^ C. Arnold McNaughton, The Book of Kings: A Royal Genealogy, in 3 volumes (London, U.K.: Garnstone Press, 1973), volume 1, page 320.
  6. ^ a b c d Huberty, Michel; Giraud, Alain; Magdelaine, F.; B. (1991). L'Allemagne Dynastique, Tome VI. France: Laballery. tr. 108, 113–114, 120–121, 141–142. ISBN 2-901138-06-3.
  7. ^ “Genealogie des Kurfurstlichen Hauses Baden”. Kur-Badischer Hof- und Staats-Calender: für d. Jahr ... 1805. Macklot. 1805. tr. 4.
  8. ^ "A Szent István Rend tagjai " Lưu trữ 2010-12-22 tại Wayback Machine
  9. ^ H. Tarlier (1854). Almanach royal officiel, publié, exécution d'un arrête du roi (bằng tiếng Pháp). 1. tr. 37.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Leopold I xứ Baden
Sinh: 29 tháng 8, 1790 Mất: 24 tháng 4, 1852
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Ludwig I
Đại công tước xứ Baden
1830–1852
Kế nhiệm
Ludwig II