Bước tới nội dung

Bóng chuyền tại Thế vận hội Mùa hè

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bóng chuyền tại Thế vận hội Mùa hè
Cơ quan chủ quảnFIVB
Sự kiện2 (nam: 1; nữ: 1)
Các năm xuất hiện
  • 1896
  • 1900
  • 1904
  • 1908
  • 1992
  • 1920
  • 1924
  • 1928
  • 1932
  • 1936
  • 1948
  • 1952
  • 1956
  • 1960
  • 1964
  • 1968
  • 1972
  • 1976
  • 1980
  • 1984
  • 1988
  • 1992
  • 1996
  • 2000

Bóng chuyền trở thành một môn thi đấu chính thức ở Thế vận hội Mùa hè cho cả nam và nữ từ năm 1964.

Brasil, Hoa Kỳ, và Liên Xô cũ là những đội giành nhiều huy chương vàng nhất môn bóng chuyền nam kể từ khi được đưa vào thi đấu chính thức. Năm kỳ đại hội khác do năm đội tuyển khác nhau giành chiến thắng, bao gồm cả Nhật Bản, Ba Lan, Hà Lan, Nga và Nam Tư cũ.

Số đội tuyển giành huy chương vàng ở nội dung của nữ ít hơn của nam. Trong 14 kỳ đại hội có nội dung này, chỉ có 5 đội tuyển từng bước lên ngôi vô địch: Brasil, Cuba, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên Xô cũ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử của bóng chuyền Olympic đánh dấu từ Thế vận hội Mùa hè 1924 tại Paris, nơi mà bóng chuyền được như một phần mô tả sự kiện thể thao của châu Mỹ. Sau khi sự thành lập của FIVB và một số hiệp hội châu lục, bóng chuyền bắt đầu được đề nghị để trở một môn thể thao chính thức. Vào năm 1957, một giải đấu đặc biệt được tổ chức tại kì họp IOC lần thứ 53 ở Sofia, Bulgaria để ủng hộ cho đề nghị này. Cuối cùng yêu cầu này cũng được chấp thuận, và bóng chuyền chính thức trở thành môn thể thao nằm trong chương trình thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè 1964. [1]

Giải đấu bóng chuyền Olympic ban đầu chỉ là một giải đấu bình thường: tất cả các đội thi đấu với các đội còn lại và được xếp hạng theo tỉ lệ chiến thắng, trung bình set, và trung bình điểm. Một điểm bất cập của hệ thống giải đấu vòng tròn tính điểm là những đội chiến thắng có thể được dự đoán từ trước khi giải đấu kết thúc, điều này lằm cho khán giả mất đi sự hứng thú đối với kết quả của các trận đấu còn lại.

Để đối phó với trình huống này, giải đấu được chia ra làm 2 nhóm cùng với một vòng đấu cuối cùng loại bỏ các giải đấu bao gồm cá trận tứ kết, bán kết và chung kết vào năm 1972. Con số các đội tham gia giải đấu Olympic tăng dần qua các năm từ 1964. Từ 1996, các sự kiện cho cả nam lẫn nữ có đến 12 quốc gia thi đấu. Mỗi liên đoàn bóng chuyền châu lục đều có ít nhất một hiệp hội của một quốc gia nằm trong Olympic.

Sự kiện

[sửa | sửa mã nguồn]
Kỳ 64 68 72 76 80 84 88 92 96 00 04 08 12 16 20 Tổng
Giải Nam X X X X X X X X X X X X X X X 15
Giải Nữ X X X X X X X X X X X X X X X 15
Sự kiện 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 30

Liên Xô từng giành được huy chương vàng nam bóng chuyền vào năm 1964 và 1968. Sau khi giành huy chương đồng vào năm 1964 và bạc vào năm 1968, Nhật cuối cùng cũng có được tấm huy chương vàng bóng chuyền nam vào năm 1972. Năm 1976, sự ra đời của kĩ năng phòng thủ mới, tấn công sau hàng chắn, đã giúp Ba Lan vượt qua Liên Xô sau 5 set đấu sít sao.

Từ lúc đội bóng chuyền nam mạnh nhất lúc bấy giờ thuộc về khối Đông Âu, việc tẩy chay sự dẫn đầu của Hoa Kỳ tại Thế vận hội Mùa hè 1980 đã không có nhiều ảnh hưởng đến môn bóng chuyền nam như ở bóng chuyền nữ. Liên Xô sưu tầm huy chương vàng ở môn bóng chuyền nam thứ ba của họ với chiến thắng 3-1 trước Bun-ga-ri. Với việc tẩy chay của Liên Xô ở Thế vận hội Mùa hè 1984 tại Los Angeles, đội Hoa Kỳ đã vượt qua Brazil trong trận chung kết để dành tấm huy chương vàng. Ý giành được chiếc huy chương đầu tiên (huy chương đồng nam) vào năm 1984, báo hiệu cho sự phát triển vượt bậc trong bóng chuyền Ý. Tại Thế vận hội Mùa hè 1988, Karch Kiraly và Steve Timmons đưa đội tuyển Hoa Kỳ đến với tấm huy chương vàng thứ 2 liên tiếp của họ.

Vào năm 1992, việc đánh giá thấp Brasil đã khiến các đội được yêu thích như SNG, Hà Lan và Ý gây thất vọng trước cơ hội giành được tấm huy chương vàng Thế vận hội đầu tiên của họ. Đội á quân Hà Lan, huy chương bạc năm 1992, trở lại dưới sự dẫn dắt của Ron Zwerver và Olof van der Meulen để giành chức vô địch vào năm 1996 sau chiến thắng 5 set trước Ý. Huy chương đồng nam năm 1996, Serbia và Montenegro (tham gia khi còn là Liên bang Nam Tư vào năm 1996 và 2000) đánh bại Nga trong trận chung kết vào năm 2000, giành tấm huy chương vàng đầu tiên của họ.

Vào năm 2004, Brasil chiến thắng đội á quân Ý trong trận chung kết. Vào Thế vận hội Mùa hè 2008, đội tuyển Mĩ đã đánh bại Brasil trong trận chung kết môn bóng chuyền nam. Vào năm 2012, đội tuyển Nga đã đánh bại Brasil sau 5 set đấu căng thẳng để giành được chiếc huy chương vàng đầu tiên sau khi Liên Xô tan vỡ.[2]

Sau đó, tại kỳ Thế vận hội mùa hè 2016 tổ chức trên sân nhà, Brasil một lần nữa đánh bại đội tuyển Ý ở chung kết để bước lên ngôi vị cao nhất. Trong trận tranh huy chương đồng, đội tuyển Hoa Kỳ đã đánh bại Nga sau một trận đấu kéo dài 5 set.[3]

Bán kết Thế vận hội Mùa hè 2012

Thế vận hội Mùa hè 1964 cũng là kỳ Thế vận hội đầu tiên của bóng chuyền nữ, giải đấu kết thúc với chức vô địch dành cho đội chủ nhà Nhật Bản. Ở 2 kỳ Thế vận hội tiếp theo, chiến thắng đều thuộc về các cô gái đến từ Liên Xô cũ vào năm 1968 và 1972. Hàn Quốc được cho là có khả năng giành huy chương vàng đầu tiên sau khi đã đánh bại Nhật Bản trong giải đấu tiền  Thế vận hội năm 1975, tuy nhiên Nhật Bản đã trở lại vào năm 1976 để giành một huy chương vàng cuối cùng trước khi mất vị trí là một trong những siêu cường bóng chuyền nữ.

Cuộc tẩy chay của người Hoa Kỳ tại Thế vận hội Mùa hè 1980 đã dẫn tới việc nhiều quốc gia bóng chuyền mạnh như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng không tham dự giải đấu. Kết quả là, Liên Xô dễ dàng giành được chiếc huy chương vàng thứ ba. Năm 1984, đến lượt các quốc gia Đông Âu trả đũa, tẩy chay kỳ Thế vận hội, và một lần nữa nhiều quốc gia bóng chuyền mạnh như Liên bang Xô viết, Đông Đức và Cuba đã không tham gia giải đấu. Mặc dù vậy, các cổ động viên chủ nhà vẫn phải trải qua nỗi buồn khi nước chủ nhà Hoa Kỳ đã để thua trong trận chung kết trước một nước Cộng sản, Trung Quốc. Với các quốc gia phương Đông và phương Tây một lần nữa tham gia vào Thế vận hội, Liên bang Xô viết đã giành được một chiến thắng ngược dòng tuyệt vời trước Peru sau khi bị dẫn trước 0-2 năm 1988, đánh dấu một trong những trận đấu bóng chuyền nữ kịch tính nhất của thế kỷ 20. 

1992 đã chứng kiến ​​một lực lượng mới đi vào lịch sử Thế vận hội: được tổ chức dưới cái tên Đội Thống nhất, những tàn dư của Liên Xô cũ đã đi xa tới trận chung kết, nhưng không thể kháng cự được trước lối chơi tràn đầy năng lượng của đội tuyển trẻ đến từ Cuba. Dưới sự dẫn dắt của các siêu sao Mireya Luis và Regla Torres, Cuba đã lập nên kỷ lục khi giành thêm 2 huy chương vàng vào năm 1996 và 2000 sau chiến thắng trước Trung QuốcNga.

Năm 2004, Trung Quốc một lần nữa giành chức vô địch. Tuy nhiên, ấn tượng nhất là trận bán kết giữa BrasilNga, khi các cô gái Đông Âu một lần nữa giành chiến thắng ngược dòng ấn tượng khi đã bị dẫn 1- 2 và 19- 24 tại set đấu thứ tư.

Trong năm 2008, Brasil cuối cùng đã giành được huy chương vàng khi đánh bại Hoa Kỳ trong trận chung kết và chỉ thua duy nhất một set đấu trong cuộc thi. Trung Quốc đã giành huy chương đồng sau khi đánh bại Cuba. Tại kỳ Thế vận hội tiếp theo diễn ra ở Luân Đôn, một lần nữa Brasil giành chiến thắng trước Hoa Kỳ trong trận chung kết để giành chức vô địch. Trong trận đấu tranh huy chương đồng, Nhật Bản đã đánh bại Hàn Quốc để giành tấm huy chương đầu tiên của họ kể từ Thế vận hội Mùa hè 1984.

Năm 2016, đội chủ nhà Brasil được kỳ vọng sẽ tiếp tục giành chiến thắng, qua đó san bằng thành tích của đội tuyển Cuba đã tạo ra giữa 19922000. Sau khi giành chiến thắng tất cả các trận đấu ở vòng sơ bộ mà không để thua một set đấu nào, Brasil bước vào trận tứ kết với Trung Quốc và bất ngờ để thua sau 5 set trước các cô gái trẻ phương Đông. Sau khi vượt qua Hà Lan ở bán kết, Serbia ở chung kết, các cô gái Trung Quốc lần thứ 3 lên giành huy chương vàng tại giải đấu. Qua đó, Lang Bình trở thành người đầu tiên giành được huy chương vàng với tư cách vận động viên ở Los Angeles năm 1984 và lặp lại thành tích này với tư cách một huấn luyện viên ở Rio de Janeiro. Trung Quốc cũng trở thành đội đầu tiên giành được huy chương vàng Thế vận hội sau khi để thua ba trận ở vòng sơ bộ. Hoa Kỳ đánh bại Hà Lan 3-1 để giành huy chương đồng.[4]

Sau 14 lần giải đấu diễn ra, chỉ 5 đội tuyển từng bước lên ngôi vô đich: Brasil, Trung Quốc, Cuba, Nhật Bản và Liên Xô cũ. Mặc dù đã trở thành một cường quốc bóng chuyền ở thế kỷ 21, đội tuyển Hoa Kỳ vẫn chưa một lần giành huy chương vàng.

Thể thức giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng chuyền tại Thế vận hội Mùa hè áp dụng thể thức rất ổn định. Các quy tắc sau áp dụng:

Tiêu chuẩn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 12 đội tuyển tham dự mỗi kỳ.
  • Các nước chủ nhà luôn có đủ điều kiện.
  • Hai đội có đủ điều kiện tham dự World Cup nam và nữ (số này đã giảm từ ba trận trước Olympics mùa hè 2016).
  • Năm đội có đủ điều kiện là người chiến thắng của giải đấu lục địa. 
  • Bốn đội còn lại được quyết định trong giải đấu vòng loại thế giới.

Thể thức

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trong giai đoạn đầu tiên, được gọi là vòng loại, các đội được xếp hạng bởi Bảng xếp hạng Thế giới FIVB và sau đó chia thành hai nhóm sáu đội sử dụng hệ thống serpentine. Nước chủ nhà luôn được xếp hạng 1. 
  • Tại vòng loại, mỗi đội sẽ chơi một trận đấu với tất cả các đội khác trong bảng. Bốn đội đứng đầu sẽ tiến vào thi đấu vòng chung kết, hai còn lại ra khỏi cuộc thi. 
  • Ở giai đoạn thứ hai, thường được gọi là vòng chung kết, các đội chơi tứ kết, bán kết và trận chung kết. 
  • Đối với vòng chung kết, các trận đấu được tổ chức theo kết quả đạt được trong vòng loại. Hãy để bốn đội đứng đầu trong mỗi bảng là A1, A2, A3, A4 (nhóm A); Và B1, B2, B3, B4 (nhóm B). Các cặp đấu vòng tứ kết sau đó sẽ là: A1xB4; A2xB3; A3xB2; A4xB1. 
  • Những người chiến thắng của vòng tứ kết sẽ tiến vào thi đấu bán kết như sau: (A1 / B4) x (A3 / B2); (A2 / B3) x (A4xB1). 
  • Trận chung kết, hai đội chiến thắng bán kết sẽ tranh huy chương vàng. Hai đội thua bán kết sẽ tiến hành trận đấu tranh huy chương đồng 
  • Giải đấu áp dụng những hạn chế rất chặt chẽ: chỉ có 12 cầu thủ được phép, tham gia và không được phép thay thế, ngay cả trong trường hợp bị chấn thương.

Giải đấu của nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tóm tắt kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chủ nhà Chung kết Tranh huy chương đồng Số đội
Huy chương vàng Điểm Huy chương bạc Huy chương đồng ĐIểm Hạng 4
1964

Chi tiết

Nhật Bản

Tokyo


Liên Xô
Vòng tròn
Tiệp Khắc

Nhật Bản
Vòng tròn
România
10
1968

Chi tiết

México

Mexico City


Liên Xô
Vòng tròn
Nhật Bản

Tiệp Khắc
Vòng tròn
Đông Đức
10
1972

Chi tiết

Tây Đức

Munich


Nhật Bản
3–1
Đông Đức

Liên Xô
3–0
Bulgaria
12
1976

Chi tiết

Canada

Montreal


Ba Lan
3–2
Liên Xô

Cuba
3–0
Nhật Bản
10
1980

Chi tiết

Liên Xô

Moscow


Liên Xô
3–1
Bulgaria

România
3–1
Ba Lan
10
1984

Chi tiết

Hoa Kỳ

Los Angeles


Hoa Kỳ
3–0
Brasil

Ý
3–0
Canada
10
1988

Chi tiết

Hàn Quốc

Seoul


Hoa Kỳ
3–1
Liên Xô

Argentina
3–2
Brasil
12
1992

Chi tiết

Tây Ban Nha

Barcelona


Brasil
3–0
Hà Lan

Hoa Kỳ
3–1
Cuba
12
1996

Chi tiết

Hoa Kỳ

Atlanta


Hà Lan
3–2
Ý

Nam Tư
3–1
Nga
12
2000

Chi tiết

Úc

Sydney


Nam Tư
3–0
Nga

Ý
3–0
Argentina
12
2004

Chi tiết

Hy Lạp

Athens


Brasil

Brazil

3–1
Ý

Nga
3–0
Hoa Kỳ
12
2008

Chi tiết

Trung Quốc

Beijing


Hoa Kỳ
3–1
Brasil

Nga
3–0
Ý
12
2012

Chi tiết

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

London


Nga
3–2
Brasil

Ý
3–1
Bulgaria
12
2016

Chi tiết

Brasil

Rio de Janeiro


Brasil
3–0
Ý

Hoa Kỳ
3–2
Nga
12
2020

Chi tiết

Nhật Bản
Tokyo

Pháp
3–2
ROC

Argentina
3–2
Brasil
12
2024

Chi tiết

Pháp
Paris
[chưa xác định] [chưa xác định] [chưa xác định] [chưa xác định] 12

Các quốc gia tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1st –Vô địch
  • 2nd –Á quân
  • 3rd – Hạng 3
  •  •  –  Không tham dự/Không vượt qua vòng loại
  •    –Chủ nhà
  • = – Đồng hạng
  • Q – Đủ điều kiên cho giải đấu sắp tới
Đội Nhật Bản

1964
(10)

México

1968
(10)

Tây Đức

1972
(12)

Canada

1976
(10)

Liên Xô

1980
(10)

Hoa Kỳ

1984
(10)

Hàn Quốc

1988
(12)

Tây Ban Nha

1992
(12)

Hoa Kỳ

1996
(12)

Úc

2000
(12)

Hy Lạp

2004

(12)

Trung Quốc

2008
(12)

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

2012
(12)

Brasil

2016
(12)

Nhật Bản

2020
(12)

Pháp

2024
(12)

Tổng
 Algérie 12th 1
 Argentina 6th 3rd 8th 4th =5th =5th =5th 3rd 8
 Úc 8th =11th =9th 3
 Bỉ 8th 1
 Brasil 7th 9th 8th 7th 5th 2nd 4th 1st 5th 6th 1st 2nd 2nd 1st 4th Q 16
 Bulgaria 5th 6th 4th 2nd 6th 7th =5th 4th 8
 Canada 9th 4th 10th =5th 8th Q 6
 Trung Quốc 8th =5th 2
 Cuba 10th 3rd 7th 4th 6th 7th =11th 7
 Ai Cập WD 10th =11th =11th =9th 5
 Pháp 8th 11th =9th =9th 1st Q 6
 Đức  Đông Đức Tây Đức =9th =5th Q 3
 Anh Quốc =11th 1
 Hy Lạp =5th 1
 Hungary 6th 1
 Iran =5th 9th 2
 Ý 8th 9th 3rd 9th 5th 2nd 3rd 2nd 4th 3rd 2nd 6th 12
 Nhật Bản 3rd 2nd 1st 4th 7th 10th 6th =11th 7th Q 10
 Libya 10th 1
 México 10th =11th 2
 Hà Lan 8th 5th 2nd 1st 5th =9th 6
 Ba Lan 5th 9th 1st 4th =11th =5th =5th =5th =5th 5th Q 11
 România 4th 5th 3rd 3
 Nga  Liên Xô 4th 2nd 3rd 3rd 1st 4th 2nd 7
 Serbia  Nam Tư  Serbia và Montenegro =5th =9th 2
 Hàn Quốc 10th 7th 6th 5th 11th 9th =9th =9th 8
 Tây Ban Nha 8th =9th 2
 Thụy Điển 7th 1
 Tunisia 12th 9th 12th =11th =11th =11th 11th 7
 Hoa Kỳ 9th 7th 1st 1st 3rd =9th =11th 4th 1st =5th 3rd 10th Q 13
 Venezuela =9th 12th 2
Quốc gia không còn tham dự
 Tiệp Khắc 2nd 3rd 6th 5th 8th  Cộng hòa Séc 5
 Đông Đức 4th 2nd  Đức 2
 Serbia và Montenegro  Nam Tư 3rd 1st =5th  Serbia 3[A]
 Liên Xô 1st 1st 3rd 2nd 1st 2nd 7th  Nga 7[B]
 Tây Đức 11th  Đức 1
 Nam Tư  Serbia và Montenegro  Serbia 1

Giải đấu của nữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tóm tắt kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chủ nhà Chung kết Tranh huy chương đòng Số đội
Huy chương vàng Điểm Huy chương bạc Huy chương đồng Điểm Hạng 4
1964

Chi tiết

Nhật Bản

Tokyo


Nhật Bản
Vòng tròn

Liên Xô

Ba Lan
Vòng tròn
România
6
1968

Chi tiết

México

Mexico City


Liên Xô
Vòng tròn
Nhật Bản

Ba Lan
Vòng tròn
Perú
8
1972

Chi tiết

Tây Đức

Munich


Liên Xô
3–2
Nhật Bản

CHDCND Triều Tiên
3–0
Hàn Quốc
8
1976

Chi tiết

Canada

Montreal


Nhật Bản
3–0
Liên Xô

Hàn Quốc
3–1
Hungary
8
1980

Chi tiết

Liên Xô

Moscow


Liên Xô
3–1
Đông Đức

Bulgaria
3–2
Hungary
8
1984

Chi tiết

Hoa Kỳ

Los Angeles


Trung Quốc
3–0
Hoa Kỳ

Nhật Bản
3–1
Perú
8
1988

Chi tiết

Hàn Quốc

Seoul


Liên Xô
3–2
Perú

Trung Quốc
3–0
Nhật Bản
8
1992

Chi tiết

Tây Ban Nha

Barcelona


Cuba
3–1

Đội Unified


Hoa Kỳ
3–0
Brasil
8
1996

Chi tiết

Hoa Kỳ

Atlanta


Cuba
3–1
Trung Quốc

Brasil
3–2
Nga
12
2000

Chi tiết

Úc

Sydney


Cuba
3–2
Nga

Brasil
3–0
Hoa Kỳ
12
2004

Chi tiết

Hy Lạp

Athens


Trung Quốc
3–2
Nga

Cuba
3–1
Brasil
12
2008

Chi tiết

Trung Quốc

Beijing


Brasil
3–1
Hoa Kỳ

Trung Quốc
3–1
Cuba
12
2012

Chi tiết

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

London


Brasil
3–1
Hoa Kỳ

Nhật Bản
3–0
Hàn Quốc
12
2016

Chi tiết

Brasil

Rio de Janeiro


Trung Quốc
3–1
Serbia

Hoa Kỳ
3–1
Hà Lan
12
2020

Chi tiết

Nhật Bản

Tokyo


Hoa Kỳ
3-0
Brasil

Serbia
3-0
Hàn Quốc
12

Các đội tuyển tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1st – Vô địch
  • 2nd – Á quân
  • 3rd – Hạng 3
  •  •  –  Không tham dự/ Không vượt qua vòng loại
  •    – Chủ nhà
  • = – Đồng hạng
  • Q – Đủ điều kiện tham gia giải tiếp theo
Đội Nhật Bản

1964
(6)

México

1968
(8)

Tây Đức

1972
(8)

Canada

1976
(8)

Liên Xô

1980
(8)

Hoa Kỳ

1984
(8)

Hàn Quốc

1988
(8)

Tây Ban Nha

1992
(8)

Hoa Kỳ

1996
(12)

Úc

2000
(12)

Hy Lạp

2004
(12)

Trung Quốc

2008
(12)

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

2012
(12)

Brasil

2016
(12)

Nhật Bản

2020
(12)

Pháp

2024
(12)

Tổng
 Algérie =11th =11th 2
 Argentina =9th 11th 2
 Úc =9th 1
 Brasil 7th 7th 6th 4th 3rd 3rd 4th 1st 1st =5th 2nd Q 12
 Bulgaria 3rd 1
 Cameroon =11th 1
 Canada 8th 8th =9th 3
 Trung Quốc 1st 3rd 7th 2nd 5th 1st 3rd =5th 1st 9th 10
 Croatia  Nam Tư 7th 1
 Cuba 6th 5th 5th 1st 1st 1st 3rd 4th 8
 Cộng hòa Dominica =11th =5th 8th Q 4
 Pháp Q 1
 Đức  Đông Đức Tây Đức 8th 6th =9th 3
 Anh Quốc =9th 1
 Hy Lạp =9th 1
 Hungary 5th 4th 4th 3
 Ý =9th =5th =5th =5th =9th 6th 6
 Nhật Bản 1st 2nd 2nd 1st 3rd 4th 5th =9th =5th =5th 3rd =5th 10th 13
 Kazakhstan  Liên Xô =9th 1
 Kenya =11th =11th 12th 3
 México 7th 1
 Hà Lan 6th 5th 4th 3
 CHDCND Triều Tiên 3rd 1
 Perú 4th 7th 6th 4th 2nd =11th =11th 7
 Ba Lan 3rd 3rd =9th Q 4
 Puerto Rico =11th 1
 România 4th 8th 2
 Nga  Liên Xô 4th 2nd 2nd =5th =5th =5th 7th 7
 Serbia  Nam Tư  Serbia và Montenegro =5th =11th 2nd 3rd Q 5
 Hàn Quốc 6th 5th 4th 3rd 5th 8th 6th 8th =5th 4th =5th 4th 12
 Tây Ban Nha 8th 1
 Thổ Nhĩ Kỳ =9th 5th Q 3
 Ukraina  Liên Xô =11th 1
 Hoa Kỳ 5th 8th 2nd 7th 3rd 7th 4th =5th 2nd 2nd 3rd 1st Q 13
 Venezuela =11th 1
Quốc gia không còn tham gia
 Tiệp Khắc 6th 7th  Cộng hòa Séc 2
 Đông Đức 6th 2nd 5th  Đức 3
 Liên Xô 2nd 1st 1st 2nd 1st 1st 2nd  Nga 7[B]
 Tây Đức 8th 6th  Đức 2

Bảng huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các NOCs không tồn tại được thể hiện bằng chữ nghiêng.
1  Liên Xô 7 4 1 12
2  Brasil 5 4 2 11
3  Hoa Kỳ 4 3 4 11
4  Nhật Bản 3 3 3 9
5  Trung Quốc 3 1 2 6
6  Cuba 3 0 2 5
7  Nga 1 3 2 6
8  Hà Lan 1 1 0 2
9  Ba Lan 1 0 2 3
10  Serbia và Montenegro 1 0 1 2
11  Pháp 1 0 0 1
12  Ý 0 3 3 6
13  Đông Đức 0 2 0 2
14  Bulgaria 0 1 1 2
 Tiệp Khắc 0 1 1 2
16  Peru 0 1 0 1
 Serbia 0 1 0 1
Ủy ban Olympic Nga 0 1 0 1
 Đoàn thể thao hợp nhất 0 1 0 1
20  Argentina 0 0 2 2
 CHDCND Triều Tiên 0 0 1 1
 România 0 0 1 1
 Hàn Quốc 0 0 1 1
Tổng 30 30 30 90

Bảng huy chương nam

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Quốc gia HCV HCB HCĐ Tổng
1  Brasil 3 3 0 6
2  Liên Xô 3 2 1 6
3  Hoa Kỳ 3 0 2 5
4  Nga 1 1 2 4
5  Nhật Bản 1 1 1 3
6  Hà Lan 1 1 0 2
7  Nam Tư 1 0 1 2
8  Ba Lan 1 0 0 1
9  Pháp 1 0 0 1
10  Ý 0 3 3 6
11  Tiệp Khắc 0 1 1 2
12  Bulgaria 0 1 0 1
Ủy ban Olympic Nga 0 1 0 1
 Đông Đức 0 1 0 1
15  Argentina 0 0 2 1
16  Cuba 0 0 1 1
 România 0 0 1 1
Tổng 15 15 15 45

Bảng huy chương nữ

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Quốc gia HCV HCB HCĐ Tổng
1  Liên Xô 4 2 0 6
2  Trung Quốc 3 1 2 6
3  Cuba 3 0 1 4
4  Nhật Bản 2 2 2 6
5  Brasil 2 1 2 5
6  Hoa Kỳ 1 3 2 6
7  Nga 0 2 0 2
8  Serbia 0 1 1 2
9  Đông Đức 0 1 0 1
 Perú 0 1 0 1
 Đoàn thể thao hợp nhất 0 1 0 1
12  Ba Lan 0 0 2 2
13  Bulgaria 0 0 1 1
 CHDCND Triều Tiên 0 0 1 1
 Hàn Quốc 0 0 1 1
Tổng 14 14 14 42

MVP các kỳ 

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích thắng - thua

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Số trận thi đấu Thắng Thua Tỉ lệ phần trăm chiến thắng
 Algérie 6 0 6 .000
 Argentina 47 22 25 .468
 Úc 18 4 14 .222
 Bỉ 9 2 7 .222
 Brasil 105 64 41 .610
 Bulgaria 60 32 28 .533
 Canada 22 7 15 .318
 Trung Quốc 12 3 9 .250
 Cuba 47 22 25 .468
 Tiệp Khắc 37 24 13 .649
 Đông Đức 16 11 5 .688
 Ai Cập 20 1 19 .050
 Pháp 23 9 14 .391
 Đức 11 3 8 .273
 Anh Quốc 5 0 5 .000
 Hy Lạp 6 3 3 .500
 Hungary 9 4 5 .444
 Iran 6 2 4 .333
 Ý 79 51 28 .646
 Nhật Bản 56 32 24 .571
 Libya 5 0 5 .000
 México 14 0 14 .000
 Hà Lan 45 26 19 .578
 Ba Lan 56 31 25 .554
 România 22 14 8 .636
 Nga 48 32 16 .667
 Serbia 11 3 8 .273
 Serbia và Montenegro[A] 22 15 7 .681
 Hàn Quốc 51 16 35 .314
 Liên Xô[B] 51 41 10 .804
 Tây Ban Nha 13 4 9 .308
 Thụy Điển 7 3 4 .429
 Tunisia 33 1 32 .030
 Hoa Kỳ 79 47 32 .595
 Venezuela 5 1 4 .200
 Tây Đức 6 1 5 .167
 Nam Tư 6 3 3 .500

Giải nữ

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Số trận thi đấu Thắng Thua Tỉ lệ phần trăm chiến thắng
 Algérie 10 0 10 .000
 Argentina 5 1 4 .200
 Úc 5 1 4 .200
 Brasil 67 45 22 .672
 Bulgaria 5 3 2 .600
 Cameroon 5 0 5 .000
 Canada 15 1 14 .067
 Trung Quốc 60 39 21 .650
 Croatia 8 4 4 .500
 Cuba 52 37 15 .712
 Tiệp Khắc 12 4 8 .333
 Cộng hòa Dominica 11 3 8 .273
 Đông Đức 15 7 8 .467
 Đức 21 7 14 .333
 Anh Quốc 5 1 4 .200
 Hy Lạp 5 1 4 .200
 Hungary 15 7 8 .467
 Ý 28 14 14 .500
 Nhật Bản 68 41 27 .603
 Kazakhstan 5 1 4 .200
 Kenya 10 0 10 .000
 México 7 1 6 .143
 Hà Lan 21 11 10 .524
 CHDCND Triều Tiên 5 3 2 .600
 Perú 37 12 25 .462
 Ba Lan 17 9 8 .530
 Puerto Rico 5 0 5 .000
 România 10 4 6 .400
 Nga 42 29 13 .690
 Serbia 19 7 12 .368
 Hàn Quốc 68 27 41 .397
 Liên Xô[B] 37 32 5 .865
 Tây Ban Nha 4 0 4 .000
 Thổ Nhĩ Kỳ 5 2 3 .400
 Ukraina 5 0 5 .000
 Hoa Kỳ 74 43 31 .581
 Venezuela 5 0 5 .000
 Tây Đức 10 2 8 .200
  1. ^ a b Serbia and Montenegro's total includes two appearances as Federal Republic of Yugoslavia in 1996 and 2000.
  2. ^ a b c d Soviet Union's total includes one appearance as Unified Team in 1992.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ https://books.google.com/books?id=QdkDAAAAMBAJ&pg=PA27&dq=Sone+Kaminaga+black+belt&hl=en&ei=KiPYTaaGFZHn-gaNgqWeDw&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=8&ved=0CEUQ6AEwBw#v=onepage&q&f=false. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ Russia come from behind to win Olympic title after 32 years, Brazil and Italy get silver and bronze
  3. ^ “USA grab men's bronze with fantastic comeback”. FIVB.org. ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ “USA raise high wall to stop Netherlands for bronze medal”. FIVB.org. ngày 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ “News detail”. Truy cập 26 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ “FIVB:#Rio2016 women's #Volleyball Dream Team”. fivb.com. 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2016.