Bước tới nội dung

Carl Harries

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Carl Dietrich Harries
Sinh5 tháng 8 năm 1866
Luckenwalde, Đức
Mất3 tháng 11 năm 1923(1923-11-03) (57 tuổi)
Berlin, Đức
Quốc tịchĐức
Trường lớpĐại học Berlin
Giải thưởngHuy chương Liebig (1912)
Sự nghiệp khoa học
Nơi công tácĐại học Kiel
Người hướng dẫn luận án tiến sĩFerdinand Tiemann

Carl Dietrich Harries (5 tháng 8 1866 - 3 tháng 11 1923) là một nhà hóa học người Đức. Carl Dietrich Harries sinh ra tại Luckenwalde, Đức. Ông nhận bằng Tiến sĩ năm 1892. Năm 1900, ông kết hôn với Hertha von Siemens, con gái của thiên tài về điện Werner von Siemens, và là nhà phát minh ra máy phát ozone sớm nhất. Năm 1904, ông trở thành giáo sư và chuyển tới dạy học tại Đại học Kiel cho tới năm 1916.[1] Trong thời gian đó ông viết rất nhiều bài báo về ozonolysis[2]. Công trình chính của ông về phân Anken hay Ankin bằng ozon được xuất bản trong, Liebigs Ann. Chem. 1905, 343, 311.[3] Do bất mãn với đời sống khoa học của mình và thất bại trong việc đạt được một vị trí chính thức ở cả hai trường Đại học, ông chuyển sang làm trưởng phòng nghiên cứu tại Siemens và Halske. Ông mất ngày 3 tháng 11-1923, do biến chứng của cuộc phẫu thuật ung thư.[1]

Cụ cố của ông là nhà thần học Heinrich Harries.

Thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông nghiên cứu về polymecao su. Ông đã chỉ ra rằng cao su được cấu tạo bởi các đơn vị lặp đi lặp lại. Ông đã nghiên cứu xây dựng các bước của quá trình phân tích ozon, phát biểu các nguyên tắc chung của phản ứng hợp chất không no với ozon, và chứng minh rằng ozone có thể được sử dụng cho việc tổng hợp hữu cơ của rất nhiều hợp chất.[4][5][6][7]

Tham khảo và Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Mordecai B. Rubin (2003). “The History of Ozone Part III, C. D. Harries and the Introduction of Ozone into Organic Chemistry”. Helvetica Chimica Acta. 86 (4): 930–940. doi:10.1002/hlca.200390111.
  2. ^ việc phân một Anken hoặc Ankin bằng Ôzôn để tạo ra các hợp chất hữu cơ, trong đó "liên kết nhiều cacbon-cacbon" được thay bằng một "liên kết kép" với oxy
  3. ^ O’Neil M, J et al., 2001, Merk index 13th edition, Merk and Co Inc, New Jersey pg 547
  4. ^ Carl Harries (1905). “Ueber die Einwirkung des Ozons auf organische Verbindungen”. Liebigs Annalen der Chemie. 343 (2–3): 311–344. doi:10.1002/jlac.19053430209.
  5. ^ Carl Harries (1910). “Über die Einwirkung des Ozons auf organische Verbindungen. [Zweite Abhandlung.]”. Liebigs Annalen der Chemie. 374 (3): 288. doi:10.1002/jlac.19103740303.
  6. ^ Carl Harries (1912). “Über die Einwirkung des Ozons auf organische Verbindungen”. Liebigs Annalen der Chemie. 390 (2): 235. doi:10.1002/jlac.19123900205.
  7. ^ Carl Harries (1915). “Über die Einwirkung des Ozons auf organische Verbindungen”. Liebigs Annalen der Chemie. 410 (1–3): 1–21. doi:10.1002/jlac.19154100102.