Bước tới nội dung

Kỳ Na giáo

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đạo kỳ của Kì-na giáo
Biểu tượng của Kì-na giáo.

Kì Na giáo, Kì-na giáo (tiếng Trung Quốc: 耆那教, Bính âm: qí nà jiào), Jain giáo hay là Jaina giáo (tiếng Anh: Jainism), là một tôn giáo của Ấn Độ, một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển Kinh Vệ-đà, mặc dù trong số những vị mở đường ấy có Rishabhanata, AjitanathaNeminatha; cả ba đều ở thời cổ đại và được đề cập tới trong kinh Yajurveda.

Kì-na giáo là một trong những tôn giáo lâu đời trên thế giới.[1] Kì-na giáo do Mahavira (559 TCN - 527 TCN) sáng lập ra tại bắc Ấn Độ gần như là cùng thời với Phật giáo. Triết lý và phương thức thực hành của đạo dựa vào nỗ lực bản thân để đến cõi Niết Bàn. Trong một thời gian dài Kì-na là tôn giáo của vương quốc Ấn Độ và được truyền bá rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ. Tôn giáo này đã suy yếu từ thế kỷ VIII do sự phát lên mạnh mẽ của các tín đồ đi theo đạo Hinduđạo Hồi.[2][3]

Kì-na giáo là tôn giáo thiểu số ở Ấn Độ với 4,2 triệu tín đồ, và có một số nhóm nhỏ di cư đến Bỉ, Canada, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, và Hoa Kỳ.[4] Tín đồ Kì-na giáo có trình độ biết chữ cao nhất trong bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác ở Ấn Độ (94,1%),[5] và các thư viện bản thảo của họ là cổ nhất ở đất nước này.[6]

Giáo điều

[sửa | sửa mã nguồn]
Mahavir người sáng lập đạo Kì-na

Những người nhận ra được chân lí, muốn theo giáo đoàn làm tu sĩ phải thực hành 22 điều khổ hạnh như: kềm chế cơn đói, khát, chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết nóng, lạnh, chấp nhận môi trường thiên nhiên cho muỗi đốt, ruồi bu, đối với cơ thể khống chế sự khát vọng về quyền lực, danh vọng, thù ghét, yêu thương và chối bỏ hoàn toàn nhục dục … và với tư tưởng:

  • Bất hại là quan điểm giáo lý quan trọng của Kì-na giáo. Bất hại bắt nguồn từ tư tưởng, sau đó được bày tỏ qua lời nói và cuối cùng là hành động cho nên Tu sĩ phải luôn ghi nhớ về các quy định sau:
    1. Cẩn trọng trong ngôn từ.
    2. Cẩn trọng trong suy tư.
    3. Thận trọng khi đi đứng.
    4. Tập trung khi nâng vật lên hoặc để vật xuống.
    5. Khi ăn uống, phải quan sát thức ăn và nước uống.
    6. Từ bỏ tất cả những sở hữu thế tục.
    7. Để cho ngũ giác quan thỏa mãn là một tội lỗi.
    8. Mỗi năm ẩn cư 3 tháng mùa mưa.
    9. Chấp nhận thức ăn từ sự hỷ cúng của thế gian.
    10. Mặc đồ khác biệt với xã hội.
    11. Ăn chay tuyệt đối.
  • Những quy định cho người cho tại gia có 5 điều:
    1. Không tổn hại mạng sống hữu tình (ahimsa).
    2. Không nói dối (satya).
    3. Không trộm cắp (asteya).
    4. Không tà dâm (brahmacarya).
    5. Hạn chế tham đắm các sở hữu thế tục (aparigraha).

Lời khuyên thứ năm của giáo điều còn mang thông điệp đến các tín đồ, không nên để thân xác và tâm lý bị lôi cuốn, trói buộc vào thế giới vật dục, do giác quan mang lại những khoái cảm thì cũng bị xem là tội lỗi.

Tôn chỉ Kì-na giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo đức học

[sửa | sửa mã nguồn]
Các tín đồ Kỳ Na giáo

• Bất hại là giao lý trọng tâm của quan điểm Kỳ-na giáo. Được nhận thức qua tư tưởng, sau đó được bày tỏ qua lời nói và cuối cùng là hành động.

  • Bác bỏ các nghi lễ Bà la môn như là phương thế để thành tựu giải thoát, từ việc cử hành chính xác các nghi lễ.
  • Phủ định sự hiện hữu của cảnh giới thiêng liêng vĩnh cửu, ngài tin rằng linh hồn của con người bị mắc kẹt trong thế giới vật chất, cần được giải thoát nhằm thành tựu sự toàn mỹ.
  • Biến giới luật bất hại (ahimsa) thành tâm điểm tuyệt đối của triết học và đạo đức học thực hành.
  • Kì-na giáo mang tính vô thần chủ nghĩa. Hoàn toàn khác với Ấn giáo, Kỳ Na giáo không có những cái tuyệt đối, không có sự hiệp nhất sau cùng của Tiểu ngã Atman vào Đại ngã Brahman hằng cửu. Thay vào đó, Kỳ Na giáo cho rằng giải thoát sau cùng là sự thừa nhận rằng tinh thần của ta mới là một thực tại tối hậu.
  • Chính nghiệp báo lèo lái vũ trụ, chứ chẳng phải một thần linh nào cả. Thế giới không có khởi đầu nhưng được xem là đang chuyển động qua các thời kỳ tiến hóa và thoái hóa.
    Một hang động Kỳ Na giáo
    Khi linh hồn được giải thoát, ở đó chỉ còn lại niềm tin, tri thức, đức hạnh và mọi trạng thái chân chính hoàn hảo. Khi hết thảy các nghiệp báo ràng buộc đều bị loại bỏ, linh hồn vút bay lên tới bến bờ không gian vũ trụ.

Thánh điển

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bốn nguyên lý đưa đến tuệ giác:
    1. Công đức của tôn giáo (dharma)
    2. Thịnh vượng (artha)
    3. An lạc (kāma)
    4. Giải thoát (moksha)
  2. Thất đế: Muốn chế ngự bản thân, phải có phương pháp tự kiềm chế các loại ham muốn và dục vọng. Phương pháp tích cực thuộc về sự chỉ dẫn theo nguyên tắc mà các vị tổ đã trải qua, có như vậy mới hướng được đạo tâm phát triển.
    1. Mạng.
    2. Phi mạng (linh hồn và phi linh hồn).
    3. Lậu nhập (nghiệp vào linh hồn của con người).
    4. Lậu hoặc (trói buộc ngăn không cho con người giải thoát).
    5. Chế ngự.
    6. Tĩnh tâm.
    7. Giải thoát.
      Một bàn thờ của người Kỳ Na giáo
  3. Tam bảo: Một nguyên tắc khác cũng là phần cốt lõi của người tu theo Kỳ Na giáo phải sống với "Tam bảo", tức là thực hiện đúng đắn ba nguyên tắc, để không đi quá xa với nền tảng giáo lý:
    1. Niềm tin không thay đổi.
    2. Tri thức phải hiểu biết sâu sắc.
    3. Đức hạnh phải rạng ngời.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Flügel, Peter (2012). “Jainism”. Trong Anheier, Helmut K and Juergensmeyer, Mark (biên tập). Encyclopedia of Global Studies. 3. Thousand Oakes: Sage. tr. 975.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  2. ^ Glasenapp 1999, tr. 75–77
  3. ^ Glasenapp 1999, tr. 74–75
  4. ^ Glasenapp 1999, tr. 271
  5. ^ Census 2001 Data on religion released, Government of India, truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2010
  6. ^ Dundas 2002, tr. 83

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Alsdorf, Ludwig. Jaina Studies: Their Present State and Future Tasks. Eng. tr. Bal Patil. Edited by Willem Bollée. Pandit Nathuram Premi Research Series Volume 1. Mumbai: Hindi Granth Karyalay, 2006.
  • Amiel,Pierre. Les Jaïns aujourd'hui dans le monde Ed. L'Harmattan, Paris, 2003 translated in English and printed under the title "Jains today in the world" by Parshwanath Vidyapeeth, Varanasi,India, 2008
  • Amiel,Pierre.B.A.-BA du Jaïnisme Editions Pardès,Grez sur Loing,2008
  • Balbir, Nalini (Ed.) Catalogue of the Jain Manuscripts of the British Library. Set of 3 books. London: Institute of Jainology, 2006.
  • Bollée, Willem. The Story of Paesi Pandit Nathuram Premi Research Series Volume 2. Mumbai: Hindi Granth Karyalay, 2005.
  • Bollée, Willem. Vyavahara Bhasya Pithika. Prakrit text with English translation, annotations and exhaustive Index by Willem Bollée. Pandit Nathuram Premi Research Series Volume 4. Mumbai: Hindi Granth Karyalay, 2006.
  • Caillat, Colette "La cosmologie jaïna" Ed. du Chêne, Paris 1981.
  • Chand, Bool. "Mahavira-Le Grand héros des Jaïns" Maisonneuve et Larose, Paris 1998.
  • Hynson, Colin. Discover Jainism. Ed. Mehool Sanghrajka. London: Institute of Jainology, 2007.
  • Jain, DuliChand. English version of "Baghawan Mahavir ki Vani" - Thus Spake Lord Mahavir. Chennai, Sri Ramakrishna Math, 1998.
  • Jain, Duli Chandra (Ed.) Studies in Jainism. Set of 3 books. New York: Jain Stucy Circle, 2004.
  • Jalaj, Jaykumar. The Basic Thought of Bhagavan Mahavir. Ed. Elinor Velázquez. (5th edition) Jaipur: Prakrit Bharati Academy, 2007.
  • Joindu. Paramatmaprakasha. Apabhramsha text with Hindi tr. by Jaykumar Jalaj. Ed. Manish Modi. Pandit Nathuram Premi Research Series Volume 9. Mumbai: Hindi Granth Karyalay, 2007.
  • Joindu. Yogasara. Apabhramsha text with Hindi tr. by Jaykumar Jalaj. Ed. Satyanarayana Hegde. Pandit Nathuram Premi Research Series Volume 10. Mumbai: Hindi Granth Karyalay, 2008.
  • Kapashi, Vinod. Nava Smarana: Nine Sacred Recitations of Jainism. Ed. Signe Kirde. Mumbai: Hindi Granth Karyalay, 2007.
  • Kundakunda. Atthapahuda Prakrit text with Hindi tr. by Jaykumar Jalaj. Ed. Manish Modi. Pandit Nathuram Premi Research Series Volume 6. Mumbai: Hindi Granth Karyalay, 2006.
  • Mardia, K.V. The Scientific Foundations of Jainism. Motilal Banarsidass, New Delhi, latest edition 2007. ISBN 81-208-0659-X (Jain Dharma ki Vigyanik Adharshila. Parsvanath Vidhyapitha, Varanasi. 2004. ISBN 81-86715-71-1).
  • Mehta, T.U. Path of Arhat - A Religious Democracy, Volume 63, Faridabad: Pujya Sohanalala Smaraka Parsvanatha Sodhapitha, 1993.
  • Nagendra Kr Singh, Indo-European Jain Research Foundation, Encyclopaedia of Jainism ISBN 81-261-0691-3, ISBN 978-81-261-0691-2
  • Natubhai Shah, Jainism: The World of Conquerors, Published by Sussex Academic Press, 1998, ISBN 1-898723-97-4, ISBN 978-1-898723-97-4
  • Patil, Bal. Jaya Gommatesha. Foreword by Colette Caillat. Mumbai: Hindi Granth Karyalay, 2006.
  • Prabhacandra. Tattvarthasutra. Sanskrit text with Hindi tr. by Jaykumar Jalaj. Preface by Nalini Balbir. Ed. Manish Modi. Pandit Nathuram Premi Research Series Volume 7. Mumbai: Hindi Granth Karyalay, 2008.
  • Pujyapada. Samadhitantra. Sanskrit text with Hindi tr. by Jaykumar Jalaj. Pandit Nathuram Premi Research Series Volume 5. Mumbai: Hindi Granth Karyalay, 2006.
  • Pujyapada. Istopadesha. Sanskrit text with Hindi tr. by Jaykumar Jalaj. Ed. Manish Modi. Pandit Nathuram Premi Research Series Volume 14. Mumbai: Hindi Granth Karyalay, 2007.
  • Rankin, Aidan. 'The Jain Path: Ancient Wisdom for the West.' Winchester/Washington DC: O Books, 2006.
  • Reymond Jean-Pierre "L'Inde des Jaïns" Ed. Atlas 1991.
  • Roy, Ashim Kumar. A history of the Jains, New Delhi: Gitanjali Publishing House, 1984.
  • Samantabhadra. Ratnakaranda Sravakacara. Sanskrit text with Hindi tr. by Jaykumar Jalaj. Preface by Paul Dundas. Pandit Nathuram Premi Research Series Volume 3. Mumbai: Hindi Granth Karyalay, 2006.
  • Sangave Vilas. 'Le Jaïnisme-Philosophie et Religion de l'Inde" Editions Trédaniel Paris 1999.
  • Todarmal. Moksamarga Prakashaka. Jaipur: Todarmal Smarak Trust, 1992.
  • Vijayashri. Sachitra Pacchis Bol. Agra: Mahasati Kaushalya Devi Prakashan Trust, 2005.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]