Bước tới nội dung

Liên Xô tại Thế vận hội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên Xô tại
Thế vận hội
Mã IOCURS
NOCỦy ban Olympic Liên Xô
Huy chương
Xếp hạng 2
Vàng Bạc Đồng Tổng số
473 376 355 1.204
Tham dự Mùa hè
Tham dự Mùa đông
Các lần tham dự khác
 Đế quốc Nga (1900–1912)
 Estonia (1920–1936, 1992–)
 Latvia (1924–1936, 1992–)
 Litva (1924–1928, 1992–)
 Đoàn thể thao hợp nhất (1992)
 Armenia (1994–)
 Belarus (1994–)
 Gruzia (1994–)
 Kazakhstan (1994–)
 Kyrgyzstan (1994–)
 Moldova (1994–)
 Nga (1994–2016)
 Ukraina (1994–)
 Uzbekistan (1994–)
 Azerbaijan (1996–)
 Tajikistan (1996–)
 Turkmenistan (1996–)
 Vận động viên Olympic từ Nga (2018)
 Ủy ban Olympic Nga (2020–2022)
Tập tin:USSR NOC.png
Biểu tượng Ủy ban Olympic Liên Xô

Liên Xô tham dự Thế vận hội lần đầu năm 1952, và tranh tài liên tục tại Thế vận hội Mùa đông và Mùa hè đến năm 1988, trừ kì tẩy chay Thế vận hội Mùa hè Los Angeles 1984. Liên Xô đứng đầu tại 6/9 kì Thế vận hội Mùa hè và xếp thứ hai tại 3 kì còn lại. Còn tại Thế vận hội Mùa đông, Liên Xô đứng thứ nhất tại 7 kì và về nhì trong 2 kì còn lại.

Sau Cách mạng Tháng MườiNội chiến Nga, Liên Xô không tham gia bất cứ giải đấu quốc tế nào vì lí do ý thức hệ.[1] Tuy nhiên, sau Thế chiến hai, việc tham dự Olympic bắt đầu được coi như một sự cổ vũ hiệu quả cho Chủ nghĩa Cộng sản.[2]. Ủy ban Olympic Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập ngày 21 tháng 4 năm 1951, và được công nhận tại kì họp thứ 45 của IOC (7 tháng 5 năm 1951). Cùng năm, khi đại diện Xô viết Constantin Andrianov trở thành thành viên IOC, Liên Xô chính thức gia nhập Phong trào Olympic.

Thế vận hội Mùa hè 1952 tại Helsinki là kì Đại hội đầu tiên có vận động viên Liên Xô. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1952 huy chương Vàng đầu tiên trong lịch sử Liên bang Xô viết được trao cho Nina Romashkova, nội dung ném đĩa nữ. Thành tích của Romashkova (51.42 m) là kỉ lục Olympic mới được ghi lúc đó.

Thế vận hội Mùa đông 1956 tại Cortina d'Ampezzo là kì Thế vận hội Mùa đông đầu tiên đánh dấu sự tham gia của Liên Xô. Tại đây, huy chương Vàng Olympic đầu tiên được trao cho Lyubov Kozyreva, nội dung trượt tuyết băng đồng 10 km.

Liên Xô là nước chủ nhà của Thế vận hội Mùa hè 1980 tại Moskva. Đại hội bị tẩy chay bởi Hoa Kỳ và nhiều nước khác, do đó, Liên Xô dẫn đầu cuộc Tẩy chay tại Thế vận hội Mùa hè 1984 tại Los Angeles.

Mặc dù Liên Xô tan rã tháng 12 năm 1991 nhưng Ủy ban Olympic quốc gia vẫn tồn tại đến 12 tháng 3 năm 1992. Năm 1992, 12 trong 15 nước cộng hòa cũ thuộc Liên bang Xô viết tham dự dưới tên Đoàn thống nhất và cờ Olympic tại Barcelona. Tại đây, họ đã về nhất trong bảng tổng sắp huy chương. Đoàn thống nhất cũng tranh tài tại Thế vận hội Mùa đông tại Albertville sớm hơn cùng năm, 7 nước cộng hòa tham gia và về nhì trong bảng tổng sắp huy chương.

Tất cả huy chương Olympic của Đế quốc NgaLiên Xô đều được thừa hưởng bởi Liên bang Nga, nhưng không được tính vào số huy chương được trao cho Liên bang Nga hiện nay.

Chủ nhà

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên Xô đã đăng cai một kì Thế vận hội Mùa hè

Đại hội Thành phố Thời gian Quốc gia Vận động viên Nội dung
Thế vận hội Mùa hè 1980 Moskva 19 tháng 7 – 3 tháng 8 80 5,179 203

Dòng thời gian tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Thời gian Đoàn thể thao
1900–1912  Đế quốc Nga (RU1)
1920  Estonia (EST)
1924–1936  Latvia (LAT)  Litva (LTU)
1952–1988  Liên Xô (URS)
1992–  Đoàn thể thao hợp nhất (EUN)  Estonia (EST)  Latvia (LAT)  Litva (LTU)
1994–  Armenia (ARM)  Belarus (BLR)  Gruzia (GEO)  Kazakhstan (KAZ)  Kyrgyzstan (KGZ)  Moldova (MDA)  Nga (RUS)  Ukraina (UKR)  Uzbekistan (UZB)
1996–  Azerbaijan (AZE)  Tajikistan (TJK)  Turkmenistan (TKM)

Bảng huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]
*Khung đỏ biểu thị Đại hội được tổ chức tại nước chủ nhà

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]