Bước tới nội dung

Mars 3

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mars 3
Mars 3 Orbiter
Dạng nhiệm vụTàu quỹ đạo và tàu đổ bộ
Nhà đầu tư Liên Xô
COSPAR IDOrbiter: 1971-049A
Lander: 1971-049C
SATCAT no.Orbiter: 5252
Lander: 5667
Thời gian nhiệm vụTàu quỹ đạo: 452 ngày
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Khối lượng phóngCombined: 4.650 kg (10.250 lb)
Tàu quỹ đạo: 3.440 kg (7.580 lb)
Tàu đổ bộ: 1.210 kg (2.670 lb)[1]
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóng15:26:30, 28 tháng 5 năm 1971 (UTC) (1971-05-28T15:26:30Z)
Tên lửaProton-K với tầng trên Blok D
Kết thúc nhiệm vụ
Cách loại bỏDecommissioned
Dừng hoạt động22 tháng 8 năm 1972 (1972-08-22) (tàu quỹ đạo)
Lần liên lạc cuốiLast data transmission July 1972[2]
Các tham số quỹ đạo
Hệ quy chiếuAreocentric
Phi thuyền quỹ đạo Sao Hỏa
Vào quỹ đạo2 tháng 12 năm 1971
Thông số quỹ đạo
Cận điểm1.500 km (930 mi)
Viễn điểm211.400 km (131.400 mi)
Độ nghiêng quỹ đạo60°
Xe tự hành Sao Hỏa
Thành phần phi thuyềnMars 3 Lander
Thời điểm hạ cánh2 tháng 12 năm 1971 (11 Libra 192 Darian)
13:52 UTC SCET (MSD 34809 03:06 AMT)
Địa điểm hạ cánh45°N 202°Đ / 45°N 202°Đ / -45; 202 (Mars 3) (dự đoán)[3]
 

Mars 3 là một tàu thăm dò không gian không người lái của Liên Xô thuộc chương trình Mars, kéo dài từ năm 1960 đến năm 1973. Mars 3 được phóng vào ngày 28 tháng 5 năm 1971, chín ngày sau khi tàu vũ trụ Mars 2 được phóng.

Mars 2 và Mars 3 đều là hai tàu vũ trụ không người lái được phóng bởi tên lửa Proton-K với tầng trên Blok D, mỗi tàu bao gồm một tàu quỹ đạo và một tàu đổ bộ kèm theo. Sau khi tàu đổ bộ Mars 2 va chạm trên bề mặt Sao Hỏa, tàu đổ bộ Mars 3 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên soft landing trên Sao Hỏa vào ngày 2 tháng 12 năm 1971. Tàu đổ bộ đó chỉ gửi được một hình ảnh màu xám không có chi tiết.[4] Tàu quỹ đạo Mars 2 và Mars 3 tiếp tục quay quanh Sao Hỏa và gửi hình ảnh về Trái Đất trong 8 tháng tiếp theo.

Tàu quỹ đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Mục đích chính của tàu quỹ đạo 4M-V là nghiên cứu địa hình của bề mặt Sao Hỏa; phân tích thành phần của đất; đo các tính chất khác nhau của khí quyển; theo dõi "bức xạ Mặt Trời, gió Mặt Trời, từ trường liên hành tinh và từ trường Sao Hỏa".[5] Ngoài ra, nó còn đóng vai trò là "relay liên lạc để gửi tín hiệu từ tàu đổ bộ về Trái Đất".[5]

Tàu quỹ đạo Mars 3 đã gửi lại dữ liệu trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 1971 đến tháng 3 năm 1972, mặc dù việc gửi dữ liệu vẫn tiếp tục đến tháng 8. Mars 3 đã hoàn thành sứ mệnh của mình vào ngày 22 tháng 8 năm 1972, sau 20 vòng quỹ đạo quanh Sao Hỏa.

Tàu thăm dò Mars 3 kết hợp với Mars 2 đã gửi về tổng cộng 60 bức ảnh. Các hình ảnh và dữ liệu cho thấy những ngọn núi cao tới 22 km, nguyên tử hydrooxy ở thượng tầng khí quyển, nhiệt độ bề mặt dao động từ −110 °C đến +13 °C, áp suất bề mặt từ 5,5 đến 6 mb, nồng độ hơi nước thấp hơn 5.000 lần so với trong bầu khí quyển của Trái Đất.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Mars 3”. NASA Space Science Data Coordinated Archive. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ “Beyond Earth: A Chronicle of Deep Space Exploration”. NASA Solar System Exploration. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ Webster, Guy (11 tháng 4 năm 2013). “NASA Mars Orbiter Images May Show 1971 Soviet Lander”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ a b Perminov, V.G. (tháng 7 năm 1999). The Difficult Road to Mars - A Brief History of Mars Exploration in the Soviet Union. NASA Headquarters History Division. tr. 34–60. ISBN 0-16-058859-6.
  5. ^ a b “Mars 3”. NASA. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2019.