Bước tới nội dung

Thiếc(IV) chloride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiếc(IV) chloride
Danh pháp IUPACTetrachlorostannane
Tin tetrachloride
Tin(IV) chloride
Tên khácTetrachlorostanan
Thiếc tetrachloride
Stanic chloride
Spiritus fumans libavil
Nhận dạng
Số CAS7646-78-8
PubChem24287
Số EINECS231-588-9
Số RTECSXP8750000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[Sn](Cl)(Cl)Cl

InChI
đầy đủ
  • 1/4ClH.Sn/h4*1H;/q;;;;+4/p-4
Thuộc tính
Công thức phân tửSnCl4
Khối lượng mol260,5208 g/mol (khan)
296,55136 g/mol (2 nước)
332,58192 g/mol (4 nước)
350,5972 g/mol (5 nước)
Bề ngoàitừ không màu đến khí/lỏng màu vàng nhạt
Mùikhó chịu
Khối lượng riêng2,226 g/cm³ (khan)
2,04 g/cm³ (5 nước)
Điểm nóng chảy −34,07 °C (239,08 K; −29,33 °F) (khan)
56 °C (133 °F; 329 K) (5 nước)
Điểm sôi 114,15 °C (387,30 K; 237,47 °F)
Độ hòa tan trong nướcthủy phân, rất hút ẩm (khan)
tan nhiều (5 nước)
Độ hòa tantan trong alcohol, benzen, toluen, chloroform, aceton, kerosen, CCl4, methanol, gasoline, CS2
tạo phức với amonia, ure, thioure, selenoure
Áp suất hơi2,4 kPa
MagSus-115·10-6 cm³/mol
Chiết suất (nD)1,512
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhgây độc
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Thiếc(IV) chloride, còn được gọi dưới nhiều cái tên khác là thiếc tetrachloride hoặc stannic chloride, là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học SnCl4. Ở nhiệt độ phòng, hợp chất này là chất lỏng không màu có tính hút ẩm cao, khói của hợp chất này tiếp xúc trực tiếp với không khí gây ra mùi hôi khó ngửi. Ngoài ra, hợp chất này còn được sử dụng làm tiền thân cho các hợp chất thiếc khác.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

SnCl4 lần đầu tiên được phát hiện bởi Andreas Libavius ​​(1550–1616), được biết đến và gọi tên là spiritus fumans libavii.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp chất khan được điều chế từ phản ứng của khí chlor với thiếc nguyên chất ở nhiệt độ 115 ℃ (239 ℉; 388,15 K).

Sn + 2Cl2 → SnCl4

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng dụng chính của SnCl4 là tiền chất của hợp chất organotin, được sử dụng làm chất xúc tác và các chất ổn định polymer.[2] Nó có thể được sử dụng trong quá trình tổng hợp gel để chuẩn bị lớp phủ SnO2 (ví dụ: kính cường lực); các tinh thể nano của SnO2 có thể được tạo ra bằng cách tinh chế nhờ phương pháp này.

Thiếc(IV) chloride được sử dụng làm vũ khí hóa học trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, vì nó tạo thành khói dày đặc nhưng không chết người khi tiếp xúc với không khí. Sau đó hợp chất được thay thế bởi một hỗn hợp silic tetrachloridetitani(IV) chloride trong thời gian kết thúc chiến tranh do tình trạng khan hiếm thiếc.[3]

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

SnCl4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như SnCl4·4NH3 là tinh thể trắng, bị phân hủy bởi nước.[4]

SnCl4 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như SnCl4·2CO(NH2)2 là tinh thể không màu.[5]

SnCl4 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như SnCl4·CS(NH2)2, SnCl4·2CS(NH2)2 và SnCl4·4CS(NH2)2 đều là bột màu trắng.[6]

SnCl4 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như SnCl4·4CSe(NH2)2 là tinh thể màu cam, tan trong methanol, ethanol, ethylen glycol tạo ra dung dịch có màu tương tự; phức này cũng tan được trong nước, DMFDMSO nhưng tạo thành dung dịch không màu.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Egon Wiberg, Arnold Frederick Holleman (2001) Inorganic Chemistry, Elsevier ISBN 0-12-352651-5
  2. ^ G. G. Graf "Tin, Tin Alloys, and Tin Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, 2005 Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a27_049
  3. ^ Fries, Amos A. (2008). Chemical Warfare. Read. tr. 148–49, 407. ISBN 1-4437-3840-9..
  4. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 65. Truy cập 18 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ Journal of General Chemistry of the U.S.S.R. in English Translation (bằng tiếng Anh). Consultants Bureau. 1959. tr. 1468.
  6. ^ Journal of General Chemistry of the USSR (bằng tiếng Anh). Consultants Bureau. 1958. tr. 3664.
  7. ^ Izvestii︠a︡ Akademii nauk SSSR.: Serii︠a︡ khimicheskai︠a︡ (Izd-vo AN SSSR, 1971), trang 1556. Truy cập 13 tháng 12 năm 2020.