Bước tới nội dung

Cồn (y tế)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Alcohol
Skeletal formula of ethanol
Ethanol thường được sử dụng làm cồn y tế
Dữ liệu lâm sàng
Dược đồ sử dụngBôi bề mặt, tiêm tĩnh mạch, uống
Nhóm thuốcKháng khuẩn, Tẩy uế, giải độc
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Chuyển hóa dược phẩmGan
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider

Cồn, dưới nhiều dạng khác nhau, có thể được sử dụng trong y tế với vai trò như một chất khử trùng, chất tẩy uế và để giải độc.[1] Chúng có thể bôi lên da để khử trùng trước khi tiêm và trước khi phẫu thuật.[2] Cồn có thể được sử dụng để khử trùng cả da của bệnh nhân và tay của các nhà chăm sóc sức khỏe.[1] Chất này cũng có thể được sử dụng để làm sạch các khu vực khác.[2] Chúng có thể được sử dụng trong nước súc miệng.[3][4][5] Khi dùng qua đường miệng hoặc tiêm vào tĩnh mạch, cồn có nhiệm vụ điều trị nhiễm độc methanol hoặc ethylene glycol khi không có fomepizole.[1] Ngoài những sử dụng này, cồn không còn ứng dụng y tế nào đáng tin cậy,[6] chỉ số điều trị của ethanol chỉ là 10:1.[7]

Tác dụng phụ bao gồm kích ứng da.[2] Cần thận trọng nếu dùng với dao đốt điện vì ethanol dễ cháy.[1] Các loại cồn thường được sử dụng bao gồm ethanol, ethanol biến tính, 1-propanol và rượu isopropyl.[8][9] Chúng có hiệu quả trong chống lại một loạt các vi sinh vật mặc dù không tiêu diệt được bào tử.[9] Nồng độ 60 đến 90% có hoạt tính tốt nhất.[9]

Cồn đã được sử dụng với vai trò một chất khử trùng sớm nhất là năm 1363. Chúng được sử dụng vào cuối những năm 1800 với nhiều bằng chứng khoa học.[10] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[8] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 1,80 đến 9,50 USD/lít ethanol biến tính 70%.[11] Tại Vương quốc Anh, chi phí NHS là 3,90 GBP/lít ethanol biến tính 99%.[1] Công thức thương mại của chất rửa tay chứa cồn hoặc với các tác nhân khác như chlorhexidine là có sẵn.[9][12]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e British national formulary: BNF 69 (ấn bản thứ 69). British Medical Association. 2015. tr. 42, 838. ISBN 9780857111562.
  2. ^ a b c WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 321. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ Hardy Limeback (ngày 11 tháng 4 năm 2012). Comprehensive Preventive Dentistry. John Wiley & Sons. tr. 138–. ISBN 978-1-118-28020-1. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ Moni Abraham Kuriakose (ngày 8 tháng 12 năm 2016). Contemporary Oral Oncology: Biology, Epidemiology, Etiology, and Prevention. Springer. tr. 47–54. ISBN 978-3-319-14911-0. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ Jameel RA, Khan SS, Kamaruddin MF, Abd Rahim ZH, Bakri MM, Abdul Razak FB (2014). “Is synthetic mouthwash the final choice to treat oral malodour?”. J Coll Physicians Surg Pak. 24 (10): 757–62. doi:10.2014/JCPSP.757762. PMID 25327922.
  6. ^ Pohorecky LA, Brick J (1988). “Pharmacology of ethanol”. Pharmacol. Ther. 36 (2–3): 335–427. PMID 3279433.
  7. ^ Becker, Daniel E (Spring 2007). “Drug Therapy in Dental Practice: General Principles Part 2—Pharmacodynamic Considerations”. Anesth Prog. 54 (1): 19–24. doi:10.2344/0003-3006(2007)54[19:DTIDPG]2.0.CO;2. ISSN 0003-3006. PMC 1821133. PMID 17352523.
  8. ^ a b “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  9. ^ a b c d McDonnell, G; Russell, AD (tháng 1 năm 1999). “Antiseptics and disinfectants: activity, action, and resistance”. Clinical Microbiology Reviews. 12 (1): 147–79. PMID 9880479.
  10. ^ Block, Seymour Stanton (2001). Disinfection, Sterilization, and Preservation (bằng tiếng Anh). Lippincott Williams & Wilkins. tr. 14. ISBN 9780683307405. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2017.
  11. ^ “Alcohol, Denatured”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  12. ^ Bolon, MK (tháng 9 năm 2016). “Hand Hygiene: An Update”. Infectious disease clinics of North America. 30 (3): 591–607. PMID 27515139.