Bước tới nội dung

Giáo phận Bắc Ninh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giáo phận Bắc Ninh
Vị trí
Địa giớiBắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, bắc Hà Nội, một phần Phú Thọ, một phần Tuyên Quang, một phần Lạng Sơn và một phần Hải Dương
Thống kê
Dân số
- Địa bàn
- Giáo dân

8.697.890 (2019)
138.790 (2019)
Giáo xứ84 (2021)
Thông tin
Thành lập29 tháng 5 năm 1883
(141 năm, 7 tháng, 1 tuần và 6 ngày)
Nhà thờ chính tòaNhà thờ chính tòa Nữ vương Rất thánh Mân Côi
Toà giám mụcphường Ninh Xá, Thành phố Bắc Ninh
Linh mục đoàn96 (2017)
Lãnh đạo hiện tại
Giáo hoàngGiáo hoàng Phanxicô
Trưởng giáo tỉnh Giuse Vũ Văn Thiên
Giám mục Giuse Đỗ Quang Khang
Tổng Đại diện Phêrô Nguyễn Công Văn
Chưởng ấn Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thắng
Nguyên giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt
Bản đồ
Trang mạng
http://www.giaophanbacninh.org/

Giáo phận Bắc Ninh (tiếng Latin: Dioecesis Bacninhensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Năm 2008, giáo phận có diện tích 24.600 km², tương ứng với địa giới các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, một phần các tỉnh Tuyên Quang (bên tả ngạn sông Lô), thủ đô Hà Nội (quận Long Biên và các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm), Phú Thọ (khu vực Bạch Hạc), Hải Dương và huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Tổng số giáo dân là 138.790 người (2019), chiếm 1,6% dân số trong địa phận trên tổng số 8.697.890 người. Số linh mục là: 95 linh mục (trong đó có 2 linh mục dòng), số tu sĩ là: 56 nữ tu sĩ.

Giáo phận Bắc Ninh hiện đang được cai quản bởi giám mục chính tòa Giuse Đỗ Quang Khang (từ năm 2023).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa phận Bắc Ninh đã có những cứ điểm truyền giáo từ thế kỉ 17 như Kẻ Roi (Xuân Hòa), Kẻ Nê (Tử Nê), và Kẻ Mốt (Đức Trai).[1] Ngày 29 tháng 5 năm 1883, Giáo hoàng Lêô XIII ký Tông sắc tách rời các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng SơnCao Bằng khỏi Giáo phận Đông Đàng Ngoài để thành lập một giáo phận mới là Giáo phận Bắc Đàng Ngoài. Đại diện Tông tòa Giáo phận Đông Đàng Ngoài, giám mục Antonio Colomer Lễ, được bổ nhiệm làm Đại diện Tông tòa của tân giáo phận. Bấy giờ, giáo phận mới có 17 linh mục triều người Việt, 2 linh mục dòng Đa Minh, 3 thừa sai người Tây Ban Nha, 15 đại chủng sinh, 22 tiểu chủng sinh, 50 thầy giảng, 8 nữ tu dòng Mến Thánh Giá và 35.000 tín hữu trong 11 giáo xứ và 28 giáo họ. Đến năm 1924, Giáo phận Bắc Đàng Ngoài được đổi tên thành Giáo phận Bắc Ninh.

Năm 1913, Hạt Phủ doãn Lạng Sơn được thành lập, tách rời từ Giáo phận Bắc Ninh, và được ủy thác cho các thừa sai dòng Đa Minh Lyon đảm trách, đến năm 1960 thì chính thức được Tòa Thánh nâng lên hàng giáo phận.

Danh sách các giáo xứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa giới giáo phận: phía bắc giáp giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng, phía nam giáp tổng giáo phận Hà Nộigiáo phận Thái Bình, phía đông giáp giáo phận Hải Phòng, phía tây giáp giáo phận Hưng Hóa.

Giáo hạt Bắc Giang

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Bắc Giang gồm 23 giáo xứ nằm trong toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Bắc Giang, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ An Tràng - Phường Tân An, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
  2. Giáo xứ Bắc Giang - 66A Nguyễn Văn Cừ, phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
  3. Giáo xứ Bỉ Nội - Thôn Bỉ, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
  4. Giáo xứ Cổ Pháp - Thôn Cổ Pháp, xã Đồng Phúc, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
  5. Giáo xứ Đại Lãm - Thôn Đại Lãm, xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
  6. Giáo xứ Đạo Ngạn - Phường Quang Châu, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
  7. Giáo xứ Hòa An - Thôn Hòa An, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
  8. Giáo xú Hoàng Mai - Phường Nếnh, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
  9. Giáo xứ Lục Hạ - Thôn Lục Hạ, xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
  10. Giáo xứ Mai Thượng - Thôn Mai Thượng, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
  11. Giáo xứ Mỹ Lộc - Thôn Mỹ Lộc, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
  12. Giáo xứ Nghĩa Hạ - Thôn Nghĩa Hạ, xã Nghĩa Trung, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
  13. Giáo xứ Ngọ Xá - Thôn Ngọ Xá, xã Châu Minh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
  14. Giáo xứ Núi Ô - Thôn Núi Ô, xã Tiến Dũng, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
  15. Giáo xứ Tân An - Thôn Tân An, xã An Thượng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
  16. Giáo xứ Thanh Giã - Thôn Thanh Giã, xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
  17. Giáo xứ Thiết Nham - Thôn Thiết Nham, xã Minh Đức, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
  18. Giáo xứ Thường Thắng - Xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
  19. Giáo Xứ Tiên Lục - Xã Tiên Lục, Huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang
  20. Giáo xứ Tiên Nha - Xã Tiên Nha, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
  21. Giáo xứ Trung Lai - Thôn Trung Lai, xã Nghĩa Trung, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
  22. Giáo xứ Yên Tập - Thôn Yên Tập Bắc, xã Yên Lư, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
  23. Giáo xứ Yên Lễ - Thôn Yên Lễ, xã An Thượng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Giáo hạt Bắc Ninh

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Bắc Ninh gồm 19 giáo xứ nằm trong toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Cẩm Giang - Phường Đồng Nguyên, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
  2. Giáo xứ Chính Tòa - 537 Ngô Gia Tự, phường Tiền Ninh Vệ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
  3. Giáo xứ Dâu - Phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
  4. Giáo xứ Đình Tổ - Thôn Đình Tổ, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
  5. Giáo xứ Đồng Nhân - Thôn Đồng Nhân, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
  6. Giáo xứ Dũng Vi - Thôn Giáo, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
  7. Giáo xứ Kẻ Mốt - Thôn Kẻ Mốt, xã Định Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
  8. Giáo xứ Lai Tê - Thôn Lai Tê, xã Trung Chính, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
  9. Giáo xứ Nam Viên - Thôn Ấp Đạo, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
  10. Giáo xứ Ngăm - Thôn Ấp Ngăm, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
  11. Giáo xứ Ngô Khê - Phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
  12. Giáo xứ Nguyệt Đức - Thôn Nguyệt Đức, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
  13. Giáo xứ Phong Cốc - Thôn Phong Cốc, xã Đức Long, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
  14. Giáo xứ Phượng Giáo - Thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
  15. Giáo xứ Phượng Mao - Phường Phượng Mao, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
  16. Giáo xứ Thọ Ninh - Thôn Đồng Nhân, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
  17. Giáo xứ Tử Nê - Thôn Tử Nê, xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
  18. Giáo xứ Từ Phong - Phường Cách Bi, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
  19. Giáo xứ Xuân Hòa - Phường Đại Xuân, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Giáo hạt Nội Bài

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Nội Bài gồm 10 giáo xứ nằm trên địa bàn quận Long Biên và các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ An Bài - Thôn Yên Bài, xã Tự Lập, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
  2. Giáo xứ Bến Cốc - Thôn Bến Cốc, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
  3. Giáo xứ Bến Đông - Thôn Đại Bằng, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
  4. Giáo xứ Lập Trí - Thôn Lập Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
  5. Giáo xứ Nỉ - Thôn Nỉ, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
  6. Giáo xứ Nội Bài - Tổ 11, Thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
  7. Giáo xứ Thạch Đà - Xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
  8. Giáo xứ Thường Lệ - Thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
  9. Giáo xứ Trung Xuân - Thôn Trung Xuân, xã Vạn Yên, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
  10. Giáo xứ Tư Đình - 24-26/129 Bát Khối, phường Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Giáo hạt Thái Nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Thái Nguyên gồm 13 giáo xứ nằm trong toàn bộ địa giới hành chính của tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Bắc Kạn - Đường Phùng Chí Kiên, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
  2. Giáo xứ Đại Từ - Thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
  3. Giáo xứ Hích - Thôn Hích, xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
  4. Giáo xứ La Tú - Thôn La Tú, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
  5. Giáo xứ Ngọc Lâm - Thôn Ngọc Lâm, xã Linh Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
  6. Giáo xứ Nhã Lộng - Xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
  7. Giáo xứ Phú Cường - Xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
  8. Giáo xứ Phúc Xuân - Xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
  9. Giáo xứ Tân Cương - Xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
  10. Giáo xứ Thái Nguyên - Tổ 2, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
  11. Giáo xứ Tiểu Lễ (Chã) - Phường Đông Cao, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
  12. Giáo xứ Yên Lãng - Xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
  13. Giáo xứ Yên Thủy - Thôn Yên Thủy, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Giáo hạt Tuyên Quang

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Tuyên Quang gồm 7 giáo xứ nằm trên địa bàn một phần các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn thuộc tỉnh Tuyên Quang và một phần huyện Đoan Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ bên tả ngạn sông Lô, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Bạch Xa - Thôn Bến Đền, xã Bạch Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
  2. Giáo xứ Đồng Chương - Thôn Đồng Chương, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
  3. Giáo xứ Lực Tiến - Thôn Lực Tiến, xã Quý Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
  4. Giáo xứ Tân Bình - Thôn Tân Bình, xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
  5. Giáo xứ Vân Cương - Thôn Vân Cương, xã Hữu Đô, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
  6. Giáo xứ Vĩnh Ngọc - Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
  7. Giáo xứ Yên Thịnh - Thôn Yên Thịnh, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Giáo hạt Vĩnh Phúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Vĩnh Phúc gồm 12 giáo xứ nằm trong toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Bảo Sơn - Thị trấn Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
  2. Giáo xứ Đại Điền - Thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
  3. Giáo xứ Dân Trù - Thôn Dân Trù, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
  4. Giáo xứ Hòa Loan - Thôn Hòa Loan, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
  5. Giáo xứ Hữu Bằng - Thôn Hữu Bằng, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
  6. Giáo xứ Phúc Yên - 1 Nguyễn Chí Thanh, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  7. Giáo xứ Tam Đảo - Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
  8. Giáo xứ Thống Nhất - Thị trấn Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
  9. Giáo xứ Văn Thạch - Thôn Văn Thạch, xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
  10. Giáo xứ Vinh Tiến - Thị trấn Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
  11. Giáo xứ Vĩnh Yên - 38 Ngô Quyền, phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  12. Giáo xứ Yên Mỹ - 35 Nhà Chung, phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Các danh địa trong giáo phận

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ chính tòa và Tòa giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Toà giám mục và Nhà thờ chính tòa giáo phận được đặt ở phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh được xây dựng vào năm 1892.

Trung tâm hành hương

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà thờ lớn, chủng viện và tu viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đời giám mục quản nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên Thời gian quản nhiệm Ghi chú
Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Ngoài
1 † Antonio Colomer Lễ 1883-1902
2 † Maximino Velasco Khâm 1889-1924
3 † Teodoro Gordaliza y Sánchez Phúc 1915-1924
Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Ninh
Teodoro Gordaliza y Sánchez Phúc 1924-1931
4 † Eugenio Artaraz Emaldi 1932-1947
5 † Đa Minh Hoàng Văn Đoàn 1950-1955
6 † Phêrô Maria Khuất Văn Tạo 1955-1960 kiêm Giám quản Tông Tòa
Giáo phận Bắc Ninh
Phêrô Maria Khuất Văn Tạo 1960-1963 Giám quản Tông Tòa
7 † Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng 1963-1994
8 † Đa Minh Đinh Huy Quảng 1975-1992
9 † Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến 1988-1994
1994-2006
Giám mục phó
Giám mục chính tòa
10 Giuse Ngô Quang Kiệt 2006-2008 Giám quản Tông Tòa
11 Cosma Hoàng Văn Đạt 2008-2023
12 Giuse Đỗ Quang Khang 2021-2023
2023-nay
Giám mục phó
Giám mục chính tòa

Ghi chú:

  • : Giám mục chính tòa
  • : Giám mục phó, Giám mục phụ tá hoặc Đại diện Tông tòa
  • : Giám quản Tông Tòa

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Niên lịch sử Giáo phận Bắc Ninh”. 2013.
  2. ^ Nhật Nguyên (2019). “Bắc Ninh: Chiêm ngưỡng nhà thờ Xuân Hòa - nơi giao thoa kiến trúc Đông Tây”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2019.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]