Bước tới nội dung

Người Swahili

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Swahili
Waswahili
Tổng dân số
khoảng 500.000
Khu vực có số dân đáng kể
Tanzania (đặc biệt Zanzibar), Kenya (110.614),[1] Mozambique, Oman
Ngôn ngữ
Swahili
Tôn giáo
Hồi giáo
Sắc tộc có liên quan
Mijikenda và các nhóm người Bantu khác

Người Swahili (Waswahili) là một nhóm dân tộc cư trú tại vùng Hồ Lớn châu Phi. Họ chủ yếu sống tại bờ biển Swahili, một vùng gồm quần đảo Zanzibar, bờ biển Kenya, bờ biển Tanzania và bắc Mozambique. Cái tên Swahili xuất phát từ từ Sawahil سواحل trong tiếng Ả Rập, nghĩa là "những bờ biển." Người Swahili nói tiếng Swahili, một ngôn ngữ thuộc nhánh Bantu trong ngữ hệ Niger-Congo.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Swahili là một nhóm người Bantu cư ngụ tại Đông Nam Phi, ở Kenya, TanzaniaMozambique. Họ được thống nhất bởi một ngôn ngữ chung, tiếng Swahili.[2] Người Swahili còn được ảnh hưởng bởi người Ả Rậpngười Ba Tư, những người đã đến vùng bờ biển này vào thế kỷ thứ VII và VIII, đặc biệt trong văn hóa và ngôn ngữ (tiếng Swahili có nhiều từ mượn tiếng Ả Rập).[3] Nhà khảo cổ Felix Chami ghi nhận rằng người Bantu đã đến vùng bờ biển Đông Phi từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất. Người Swahili ngày một phát triển trong giao thương (nhất là với các thương nhân người Ả Rập), dân số của họ tăng lên, cộng với sự đô thị hóa tập trung, đã dẫn đến sự hình thành các thành bang Swahili.[4]

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Những ngôn ngữ gần nhất với tiếng Swahili là tiếng Comoros tại quần đảo Comoro, và tiếng Mijikenda của người Mijikenda tại Kenya.[5]

Ban đầu tiếng Swahili chỉ hiện diện tại Zanzibar, và vùng bờ biển KenyaTanzania.[6] Nó dần trở thành thứ tiếng của dân chúng thành thị và cuối cùng trở thành lingua franca tại khu vực này vào thời kỳ hậu thuộc địa.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Swahili facts, information, pictures”. Truy cập 26 tháng 11 năm 2016.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2016.
  3. ^ Gilbert. Coastal East Africa and the Western Indian Ocean
  4. ^ African Archaeological Review, Volume 15, Number 3, September 1998, pp. 199-218(20)
  5. ^ William Frawley, International encyclopedia of linguistics, Volume 1, (Oxford University Press, 2003), page 181
  6. ^ Daniel Don Nanjira, African Foreign Policy and Diplomacy: From Antiquity to the 21st Century, ABC-CLIO, 2010, p.114
  7. ^ Harvey J. Sindima, Religious and political ethics in Africa: a moral inquiry, Greenwood Publishing Group, 1998, page 144

F. Le Guennec-Coppens et D. Parkin, Autorité et pouvoir chez les Swahili, Karthala, 1998, p. 262

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]