Phân loại anime
Anime thường được phân loại theo nhân khẩu học mục tiêu, bao gồm kodomo (Nhật: 子供向け漫画 (Tử cung hướng ke Mạn họa)), shōjo (Nhật: 少女漫画 (thiếu nữ mạn họa)), shōnen (Nhật: 少年漫画 (thiếu niên mạn họa)) và một phạm vi đa dạng thể loại hướng đến khán giả trưởng thành như seinen hay Josei. Phân loại về thể loại anime khác biệt so với các dạng thể loại khác của hoạt hình và không nên trộn lẫn anime với phân loại thông thường.[1]
Phân loại theo nhân khẩu học
[sửa | sửa mã nguồn]Anime được phân loại theo khán thính giả mục tiêu nhân khẩu học, xếp trong nhiều thể loại hoặc tiểu thể loại tùy theo chủ đề được hướng đến.[2] Mỗi cách phân loại nhân khẩu học hướng đến một nhóm khán thính giả mục tiêu cố định nhiều hơn so với những nhóm khác; vì vậy một anime về khoa học viễn tưởng sẽ có nhiều khả năng là shōnen hơn shōjo.[3]
- Kodomo (Nhật: 子供向け漫画 (Tử cung hướng ke Mạn họa)): hướng đến trẻ em.[4][5] Ví dụ Pókemon, Doraemon.
- Shōjo (Nhật: 少女漫画 (thiếu nữ mạn họa)): hướng đến thiếu nữ, thiên về lãng mạn lý tưởng với nhân vật chính là một cô gái, giai đoạn giữa một cô bé và một phụ nữ đã trưởng thành về tình dục.[6][7][8] 24-nen Gumi thời kỳ Chiêu Hòa đã thiết lập văn phạm cơ bản cho shōjo (độc thoại hoặc thú nhận nội tâm về nỗi lo lắng của nhân vật nữ chính), bắt nguồn từ phong trào 'ūman ribu' giải phóng nữ giới khỏi các chuẩn mực và vai trò mẹ hiền vợ tốt truyền thống trong quá trình tự do dân quyền tại Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai nhưng phụ nữ Nhật Bản vẫn chưa rõ ràng hướng đi.[6][7] Shōjo thường được gắn kết với chủ nghĩa nữ quyền (Thủy thủ Mặt Trăng, Mononoke Hime), nhưng hình ảnh và phong cách biểu tượng shōjo từ thập niên 2000 đã không còn phản chiếu mục đích ban đầu bởi sự chiếm dụng văn hóa của truyền thông đại chúng. Ví dụ trong thể loại shōjo.
- Shōjo-ai (Nhật: 少女爱漫画 (Thiếu nữ ái mạn họa)): hướng đến đồng tính nữ, thường với xúc cảm nhẹ nhàng và không có tình dục đồng giới nữ. Ví dụ như Strawberry Panic!.
- Shōnen (Nhật: 少年漫画 (thiếu niên mạn họa)): hướng đến nam thiếu niên hoặc bé trai tiền dậy thì, thường gắn yếu tố phiêu lưu và chiến trận;[8] khuôn mẫu nữ giới khêu gợi trong shōnen thường dựa theo nhãn quan nam giới.[6] Ví dụ trong thể loại shōnen.
- Shōnen-ai (Nhật: 少年爱漫画 (Thiếu niên ái mạn họa)): hướng đến đồng tính nam, thường với xúc cảm nhẹ nhàng và không có tình dục đồng giới nam. Ví dụ như Super Lovers.
- Seinen (Nhật: 青年漫画 (thanh niên mạn họa)): hướng đến nam thanh niên hoặc nam trung niên; phong cách riêng biệt cùng chủ đề phong phú, tính bạo lực cao và khiêu dâm. Ví dụ trong thể loại seinen.
- Josei (Nhật: 女性漫画 (nữ tính mạn họa)): hướng đến phụ nữ trẻ và trưởng thành; thiên về lãng mạn thực tế, chính kịch và trải nghiệm cuộc sống, có thể có tình dục và các chủ đề trưởng thành. Ví dụ trong thể loại Josei.
Phân loại theo chủ đề
[sửa | sửa mã nguồn]Có thể nhận dạng các phạm trù khác nhau dựa trên chủ đề, nhưng cách phân loại này có thể gây nhầm lẫn bởi vì một anime có thể thường xuyên giao thoa nhiều chủ đề khác nhau cùng một lúc. Hơn nữa, phân loại theo chủ đề một cách toàn diện và chi tiết không được tìm thấy trong các tài liệu có liên quan; trong nhiều trường hợp, nó được nhiều thừa nhận từ khán giả hơn là từ tác giả.[9] Phân loại anime thường thông qua chủ đề, phong cách hoặc hình thức được sử dụng làm trung tâm trong cốt truyện.[10] Cách phân loại anime theo thứ tự chữ cái chủ đề[11][12]:
- Hài kịch:[13] Các tình huống hoặc phân cảnh mang tính hài hước. Ví dụ trong thể loại hài.
- Khoa học viễn tưởng: Cốt truyện về thám hiểm không gian vũ trụ, lý thuyết đa vũ trụ, du hành thời gian, vòng lặp thời gian.[cần dẫn nguồn] Ví dụ trong thể loại khoa học viễn tưởng.
- Cyberpunk: Thế giới giả tưởng tương lai với công nghệ kỹ thuật tân tiến, cùng mức độ tan rã hoặc thay đổi triệt để trật tự xã hội; nhân vật (Akira, Ghost in the Shell) có nội tâm sâu sắc, được gắn kết khám phá về duy linh luận và suy ngẫm chủ nghĩa hiện sinh.[14] Ví dụ trong thể loại cyberpunk.
- Dystopia (phản địa đàng): xã hội tương lai giả tưởng bạo lực và mất quyền tự do cá nhân, chính phủ độc tài kiểm soát xã hội. Ví dụ như Psycho-Pass.
- Ecchi (Nhật: エッチ (Biến thái)): Những tình huống hài hước với yếu tố khêu gợi.[4][5][15] Nếu tính khêu gợi bị khai thác quá mức và sử dụng trong phần lớn các phân cảnh thì ecchi trở thành fan service. Ví dụ trong thể loại ecchi.
- Gekiga (Nhật: 劇画 (Kịch họa)): Thuật ngữ được tạo ra bởi Tatsumi Yoshihiro để đề cập đến một phong cách chính kịch bi thảm, đen tối hơn, nghiêm túc và hiện thực hơn trong cách kể truyện.[16][17] Ví dụ như Ashita no Joe, Kyojin no Hoshi, Golgo 13.
- Gurume (Nhật: グルメ漫画 (Sành ăn)) hay Sành ăn: Những câu chuyện về ẩm thực, tập trung vào thực khách hoặc nhà phê bình ẩm thực hoặc đầu bếp. Ví dụ trong thể loại ẩm thực.
- Harem (Nhật: ハーレムもの):[13] Cốt truyện về nhiều nhân vật nữ bị thu hút bởi cùng một nhân vật nam chính trong phim.[4][5][8][18] Ví dụ trong thể loại harem.
- Harem đảo ngược: Cốt truyện về nhiều nhân vật nam bị thu hút bởi cùng một nhân vật nữ chính. Ví dụ như Ōran Kōkō Hosuto Kurabu, Fruits Basket, Hanasakeru Seishōnen.
- Jidaigeki (Nhật: 時代劇 (Thời đại kịch)) hoặc Samurai (Nhật: 侍 (Thị)) hoặc Ninja (Nhật: 忍者 (Nhẫn giả)): Cốt truyện có nội dung về lịch sử, thường diễn ra trong thời kỳ Edo. Ví dụ như Rurouni Kenshin, Samurai Champloo, Vangabond.
- Kemono (Nhật: 獣 (Thú nhân)) hoặc Juujin (Nhật: 獣人 (Thú nhân)): Con người có đặc điểm động vật hoặc ngược lại, thường hướng đến trẻ em.[19] Ví dụ như Black Cat, InuYasha, Sói và Gia vị.
- Mahō shōjo (Nhật: 魔法少女 (Ma pháp Thiếu nữ)): Nhân vật chính là cô gái trẻ sở hữu ma thuật huyền bí, được kích hoạt bằng một vật thể hoặc thủ pháp, thường nhận hỗ trợ từ các linh vật dễ thương, phải chống lại một số thế lực siêu nhiên.[6][20]
- Mecha (Nhật: メカ): Cốt truyện có những robot hình người khổng lồ biết bay với phi công điều khiển trong buồng lái, các phi công thường có mối quan hệ đồng cảm và trực giác với robot của họ; robot được trang bị súng, khả năng cận chiến hoặc vũ khí khoa học viễn tưởng.[21][22] Mecha thường xuất hiện trong xung đột của loài người, hoặc giữa loài người với sự sống ngoài Trái Đất.[22] Hai nhánh chính gồm Siêu robot và Robot thực. Ví dụ trong thể loại mecha.
- Meitantei (Nhật: 名探偵 (Thám tử))[23] hoặc tội phạm: Cốt truyện về điều tra phá án, hoạt động tội phạm thế giới ngầm. Ví dụ như Meitantei Holmes, Death Note, Thám tử lừng danh Conan.
- Nekketsu (Nhật: 热血 (Máu nóng)) hay shōnen chiến đấu: Nhiều phân cảnh chiến đầu được thực hiện từ một nhân vật cao thượng luôn luyện tập không ngừng trong suốt câu chuyện, được so sánh với một vài nhân vật phản diện. Ví dụ như Dragon Ball, Saint Seiya, One Piece, Hunter x Hunter, Naruto, Hành trình U Linh Giới, Pokémon, Digimon, Bleach.
- Romakome hay Hài kịch lãng mạn: Nhân vật cười rất nhiều, khóc một chút, xuất hiện trên màn ảnh trong một trang phục giản dị hoặc dễ thương trước khi cuộn tròn vào một vòng tay say đắm.[24]
- Steampunk: Cốt truyện về thế giới có công nghiệp hơi nước chiếm ưu thế, mốc thời gian liên quan nhiều tới thời kỳ Victoria, nó thường được hiểu là một phong cách mỹ thuật riêng biệt. Ví dụ trong thể loại steampunk.
- Sentai (Nhật: 戦隊 (Chiến đội)): Cốt truyện về các siêu anh hùng làm việc theo nhóm.[4][5] Ví dụ như Cyborg 009, Mega Man, One-Punch Man.
- Spokon (Nhật: スポ根) (Thể thao): Thể thao trong anime phản ánh quá trình Mỹ hóa (bóng chày, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá) và Tây hóa (bóng đá, golf, quần vợt), hoặc truyền thống Nhật Bản và châu Á (judo, kendo, karate, sumo).[25] Thập niên 1960-cuối thập niên 1970, các nhân vật thường nỗ lực, thất bại, trưởng thành, vinh quang với sự huấn luyện khắt khe (Kyojin no Hoshi, Attack No. 1, Taigā Masuku, Ashita no Joe, Ace o Nerae!); thúc đẩy ý thức hệ/đạo đức cho người xem bằng việc sử dụng 'chiến thắng' như một từ khóa và đặt xã hội trong bối cảnh 'mạnh/yếu', 'giàu/nghèo'.[25] Thập niên 1980, anime xoay quanh cuộc sống hàng ngày của nhân vật với những rắc rối tình cảm, chủ đề thể thao là một khía cạnh trong cốt truyện (Touch, Yawara!, Slam Dunk, Tsubasa Giấc mơ sân cỏ).[25] Ví dụ trong thể loại thể thao.
- Hậu tận thế:[19] Những câu chuyện diễn ra trong thế giới bị tàn phá, khủng hoảng vũ khí hạt nhân, mất độc lập dân tộc, bệnh tật tràn lan, trẻ em mồ côi; mặc dù tương đồng với dystopia nhưng khác nhau tại thời điểm câu chuyện mở ra.[26][27] Ví dụ trong thể loại hậu tận thế.
- Shotacon hoặc Lolicon:[13][18] Câu chuyện tập trung vào sự lãng mạn giữa thiếu nhi hoặc trẻ con với người trưởng thành, vai trò giới tính trong nhiều trường hợp vẫn chưa ổn định. Nhà phê bình văn hóa Azuma Hiroki cho rằng sai lầm khi gắn kết lolicon với tội ác chống lại trẻ em, người xem thể hiện hành vi chống đối xã hội hơn là lạm dụng tình dục trẻ em.[28] Đầu thế kỷ 21, một số quốc gia phương Tây đã xây dựng luật cấm hoạt hình miêu tả rõ ràng về tình dục vị thành niên,[28][29] đặc biệt tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland khi một nhân vật trẻ em xuất hiện trong một tình huống tình dục giả tưởng sẽ bị truy tố hình sự, nguyên nhân bởi vì niềm tin phương Tây cho rằng truyện tranh và hoạt hình dành cho trẻ em.[30] Ví dụ như Boku no Pico, Papa to Kiss in the Dark.
- Hentai (Nhật: 変態 (Trụy lạc)): Cốt truyện có yếu tố quan hệ tình dục rõ ràng;[4][5] hướng đến đối tượng trưởng thành cả hai giới.[4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Poitras 2000, tr. 34.
- ^ Torrents, Alba G (2015). “Ninjas, princesas y robots gigantes: género, formato y contenido en el manganime” [Ninja, công chúa và robot khổng lồ: Thể loại, định dạng và nội dung trong manganime]. Đại học Kỹ thuật Valencia (bằng tiếng Tây Ban Nha). Đại học Kyoto Seika. doi:10.4995/caa.2015.3547. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018. Tóm lược dễ hiểu.
- ^ Tavassi 2012, tr. 39.
- ^ a b c d e f Lucía Cobos, Tania (2010). “Animación japonesa y globalización la latinización y la subcultura otaku en América Latina” [Hoạt hình Nhật Bản và toàn cầu hóa, la tinh hóa, tiểu văn hóa otaku tại Mỹ Latinh]. Dialnet (bằng tiếng Tây Ban Nha). Đại học La Rioja. ISSN 1605-4806. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2010. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ a b c d e García Huerta, Dassaev; García Núñez, Roberto (ngày 20 tháng 8 năm 2013). “Manifestaciones de la cultura popular del Japón en México: convenciones de cómics, anime y cosplay” [Biểu hiện của văn hóa đại chúng Nhật Bản tại México: truyện tranh, anime và hội chợ cosplay]. Đại học Guadalajara (bằng tiếng Tây Ban Nha). ISSN 2007-3607. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013. Tóm lược dễ hiểu.
- ^ a b c d Josephy, Daniel Enrique (2017). “Reflections on the Subtitling and Dubbing of Anime: The Translation of Gender in Perfect Blue, a Film by Kon Satoshi” [Phản chiếu về phụ đề và lồng tiếng trong anime: Dịch thuật giới tính trong Perfect Blue, một bộ phim của Kon Satoshi]. Đại học Ottawa (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ a b Ogushi, Hisayo (ngày 19 tháng 8 năm 2016). “An Introduction to Japanese Subcultures” [Giới thiệu về tiểu văn hóa Nhật Bản] (PDF). FutureLearn (bằng tiếng Anh). Đại học Keio. Week 1. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ a b c Yu, Shunyao (2015). “Japanese anime and women's gender-role changing” [Anime Nhật Bản và sự biến đổi vai trò giới tính của phụ nữ]. Đại học Jyväskylä (bằng tiếng Anh). Gender roles in anime [Vai trò giới tính trong anime]. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ Tavassi 2012, tr. 40.
- ^ Vidal, Luis (23 tháng 9 năm 2014). “El Anime como elemento de Transculturación. Caso: Naruto” [Anime là một phần của 'Chuyển dịch văn hóa'. Trường hợp: Naruto]. Academia.edu (bằng tiếng Tây Ban Nha). Editorial Académica Española. Đại học Cesar Vallejo. ISBN 978-3659036941. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2014. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ Kalen, Elizabeth F.S. Mostly Manga: A Genre Guide to Popular Manga, Manhwa, Manhua, and Anime. tr. 45, 99, 101, 112, 115. ISBN 978-1-59884-938-7.
- ^ Reysen, Stephen; Plante, Courtney; Roberts, Sharon; Gerbasi, Kathleen C. (tháng 8 năm 2017). Anime Genre Preferences and Paranormal Beliefs. 3 (ấn bản thứ 1). The Phoenix Papers. tr. 332, 334, 339. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2019.
- ^ a b c Uribe, Sonia; Parada, David (2010). Soạn tại IHMC Public Cmaps. “Representaciones Sociales en Relación al fenómeno manga - anime en jóvenes Bogotanos que manifiestan haber construido una identidad como Otaku” [Đại diện xã hội liên quan đến hiện tượng anime - manga ở thiếu niên Bogatá, nhưng người được cho là mang bản sắc như otaku] (PDF). Florida Institute for Human and Machine Cognition (bằng tiếng Tây Ban Nha). Bogotá, Colombia. Đại học Liberators. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2018. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ Norris, Craig Jeffrey (2003). “The cross-cultural appropriation of manga and anime in Australia” [Chiếm hữu giao thoa văn hóa của manga và anime tại Úc]. Đại học Tây Sydney (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu.
Within the cyberpunk genre of anime, gender also plays an important role in portraying difference. The central female characters of two of the most well known cyberpunk anime: Akira and Ghost in the Shell, are deeply introspective and associated with an exploration of spiritualism and existential contemplation.
- ^ Igelmo, Cristina (5 tháng 10 năm 2009). “La mujer en el manga” [Phụ nữ trong manga]. Revista Códice (bằng tiếng Tây Ban Nha). I Congreso virtual sobre Historia de las Mujeres. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2009. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ Japanese visual culture: explorations in the world of manga and anime. Mark Wheeler Macwilliams. Armonk, N.Y.: M.E. Sharpe. 2008. ISBN 978-0-7656-2235-8. OCLC 503447257.Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ Allan, Andrew (2008). “Gekiga into english: translating the words, images, and culture of Yoshihiro Tatsumi's A Drifting Life” [Gekiga trong tiếng Anh: Dịch các từ, hình ảnh và văn hóa từ phim "A Drifting Life" của Tatsumi Yoshihiro]. Đại học Simon Fraser (bằng tiếng Anh). Master of Publishing Program. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ a b Anticona, Alessia; Felices, Alexandra; Rodríguez, Josselyn (2014). “El Otaku como principal consecuencia del impacto de la cultura japonea [sic] en los jóvenes de Latinoamérica a través de anime y manga en el siglo XXI” [Otaku là hậu quả chính của tác động văn hóa Nhật Bản với những người trẻ tại châu Mỹ Latin thông qua anime và manga trong thế kỷ 21]. Concytec Perú (bằng tiếng Tây Ban Nha). Đại học Khoa học Ứng dụng Peru. Documento de trabajo. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2018. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ a b Roberto, Álvarez (2015). “El modelo de animación nipón como elemento referencial en la creación de imágenes” [Mô hình hoạt hình Nhật Bản như một yếu tố tham chiếu trong quá trình tạo ảnh]. Đại học Complutense Madrid (bằng tiếng Tây Ban Nha). Tesis doctoral. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ Catudal, Camille (2016). “Rapports sociaux de sexe dans les dessins animés japonais diffusés en France: le cas des séries magical girl (1984-2014)” [Báo cáo tính dục xã hội trong phát sóng hoạt hình Nhật Bản tại Pháp: trường hợp của các loạt phim Mahō shōjo (1984-2014)]. DUMAS (bằng tiếng Pháp). Pháp. Đại học Paris I. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu.
- ^ Lockie, Alex (ngày 14 tháng 10 năm 2018). “Elon Musk says it's time to create a 'mecha' or giant fighting anime robot” [Elon Musk nói rằng đã đến lúc tạo ra một 'mecha' hoặc robot anime chiến đấu khổng lồ]. Business Insider (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
- ^ a b Kerr, Brian (2001). “Introduction to Mecha Anime” [Giới thiệu về Mecha Anime]. Đại học Michigan (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018.
- ^ Dután, Franklin. “Análisis del anime como medio de transculturización comunicacional, en jóvenes de 18 a 24 años de la ciudadela Huancavilca norte, ciudad Guayaqu” [Nghiên cứu anime như một phương tiện giao tiếp đa truyền thông, trong nhóm người trẻ từ 18 đến 24 tuổi tại phía bắc Huancavilca, thành phố Guayaquil]. Đại học Guayaquil (bằng tiếng Tây Ban Nha). Trabajo de grado. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2018. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ Shoji, Kaori (ngày 13 tháng 01 năm 2001). “Holy mother of threesomes!”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018.
Japanese call a romakome (romantic comedy), you know, those films in which all the characters laugh a lot, cry a little and parade across the screen in cool/casual togs before winding up in a passionate embrace.
- ^ a b c LAFFAGE-COSNIER, Sébastien; Inaba, Rie. “Diffusion of Japanese Sports Anime in France: Assessment and Review of Issues” [Sự khuếch tán của anime thể thao Nhật Bản tại Pháp: Đánh giá và xem xét các vấn đề]. Inter Faculty (bằng tiếng Anh). Đại học Franche-Comté, Đại học Tsukuba. Vol 7 (2016): Fragmentation and Divergence. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu.
- ^ ees (4 tháng 10 năm 2018). “Akira: An Analysis of the A-Bomb and Japanese Animation” [Akira: Một phân tích về bom hạt nhân và hoạt hình Nhật Bản]. Artifice (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
- ^ Fuller, Frank (6 tháng 8 năm 2015). “The deep influence of the A-bomb on anime and manga” [Ảnh hưởng sâu sắc của bom hạt nhân trong anime và manga]. The Conversation (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2015.
- ^ a b McNicol, Tony (ngày 27 tháng 4 năm 2004). “Does comic relief hurt kids?” [Có phải truyện tranh góp phần làm tổn thương trẻ em?]. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2004.
- ^ McLelland, Mark (2017). “Governmentality and fan resistance in the Japan pop culture sphere” [Chính phủ và sự chống cự từ người hâm mộ trong lĩnh vực văn hóa đại chúng Nhật Bản]. Đại học Wollongong (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên:142
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Poitras, Gilles (2000). Anime Essentials: Every Thing a Fan Needs to Know [Bản chất anime: Tất cả mọi thứ mà một người hâm mộ cần biết] (bằng tiếng Anh). Stone Bridge Press. ISBN 978-1-880656-53-2.
- Tavassi, Guido (2012). Storia dell'animazione giapponese. Autori, arte, industria, successo dal 1917 a oggi [Lịch sử hoạt hình Nhật Bản. Tác giả, nghệ thuật, công nghiệp, thành công từ năm 1917 đến hôm nay] (bằng tiếng Ý) . Latina, Lazio: Tunué. ISBN 978-88-97165-51-4.