Bước tới nội dung

Tứ diệu đế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đức Phật đang giảng dạy Tứ diệu đế. Tài liệu viết tay bằng tiếng Phạn. Nālandā, Bihar, Ấn Độ.
Bản chuyển ngữ của
Tứ diệu đế
Tiếng AnhFour Noble Truths
Tiếng Phạnचत्वारि आर्यसत्यानि
(catvāri āryasatyāni)
Tiếng Palicattāri ariyasaccāni
Tiếng Bengalচত্বারি আর্য সত্য
(Chôttari Arjô Shôttô)
Tiếng Miến Điệnသစ္စာလေးပါး
(IPA: [θɪʔsà lé bá])
Tiếng Trung Quốc四聖諦(T) / 四圣谛(S)
(Bính âm Hán ngữsìshèngdì)
Tiếng Nhật四諦
(rōmaji: shitai)
Tiếng Khmerអរិយសច្ចបួន
(areyasachak buon)
Tiếng Hàn사성제(四聖諦)
(sa-seong-je)
Tiếng Mông CổХутагт дөрвөн үнэн
(Khutagt durvun unen)
(ᠬᠤᠲᠤᠭᠲᠤ ᠳᠥᠷᠪᠡᠨ ᠦᠨᠡᠨ)
Tiếng Sinhalaචතුරාර්ය සත්‍යය
Tiếng Tạng tiêu chuẩnའཕགས་པའི་བདེན་པ་བཞི་
(Wylie: 'phags pa'i bden pa bzhi
THL: pakpé denpa shyi
)
Tiếng Tháiอริยสัจสี่
(ariyasat sii)
Tiếng ViệtTứ Diệu Đế (四妙諦)
Tiếng IndonesiaEmpat Kebenaran Mulia
Thuật ngữ Phật Giáo

Trong Phật giáo, Tứ Diệu Đế (hay Tứ Thánh Đế) là "bốn nguyên lý của bậc thánh", là những hiện hữu thực chất của thánh nhân.[1][web 1][2] Bốn nguyên lý bao gồm:

  • khổ đế (dukkha sự không thỏa mãn, sự đau đớn) là một tính chất bẩm sinh khi tồn tại trong các cảnh luân hồi;[web 2][3][4]
  • tập đế (samudaya: nguồn gốc, sự sanh khởi hay là "nguyên nhân"): dukkha khởi cùng với taṇhā (ái).[web 3][5][6] Trong khi taṇhā được dịch một cách truyền thống trong các ngôn ngữ phương tây là 'nguyên nhân' của khổ (dukkha), taṇhā còn có thể được xem là yếu tố buộc chúng ta vào khổ, hoặc là một phản ứng với khổ, cố gắng để thoát khỏi nó;[7][8]
  • diệt đế (nirodha: sự đoạn diệt, sự chấm dứt, sự giam cầm): khổ có thể được chấm dứt hoặc được ngăn chặn bằng sự từ bỏ hoặc cắt đứt quan hệ với ái (taṇhā);[9][10][11][12] sự từ bỏ ái sẽ giải thoát khỏi sự trói buộc của khổ;[7][8]
  • đạo đế (magga: Bát chánh đạo) là con đường dẫn đến sự từ bỏ, sự đoạn diệt ái (tanha)khổ (dukkha).[13][14][15]

Bốn sự thật

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ đầy đủ – Dhammacakkappavattana Sutta

[sửa | sửa mã nguồn]

Tứ diệu đế được biết đến nhiều nhất qua sự giải thích của chúng trong bài kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakkappavattana)[note 1] mà nó bao gồm hai bộ về tứ diệu đế,[16][17] trong khi một vài bộ khác có thể được tìm thấy ở tạng kinh tiếng Pali, một bộ sưu tập các bản miêu tả trong truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ.[18] Bộ đầy đủ, là bộ được sử dụng nhiều nhất trong các bản giải thích hiện đại,[note 1] bao gồm nhiều lỗi ngữ pháp, dẫn đến nhiều nguồn khác cho bộ này và có vài vấn đề liên quan đến việc phiên dịch trong cộng đồng Phật giáo cổ đại. Tuy nhiên, những điều trên đã được xem như là đúng bởi truyền thống tiếng Pali, mà nó đã không sửa lại những lỗi trên.[22]

Dựa theo truyền thống Phật giáo, Kinh Chuyển pháp luân, "Thiết lập chuyển động cho bánh xe của chánh Pháp",[web 5] chứa đựng các phương pháp giảng dạy đầu tiên mà Đức Phật đã đưa ra sau khi đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn, và giải thoát khỏi sự tái sinh. Theo L. S. Cousins, rất nhiều học giả xem rằng "bài kinh này đã được xác định như là bài giảng đầu tiên của Đức Phật chỉ ở thời gian sau này,"[23] và theo giáo sư về tôn giáo Carol S. Anderson[note 2] thì bốn sự thật có lẽ lúc ban đầu không phải là một phần của bài kinh này, nhưng chúng đã được thêm vào sau đó thông qua một vài phiên bản chỉnh sửa.[24] Trong bài kinh này, tứ diệu đế được trình bày như sau ("tỳ-kheo" thường được dịch là "tu sĩ Phật giáo"):

Đây là Thánh đế về Khổ, này các Tỳ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

Đây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Đây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.

Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.[web 8]

Cũng theo bài kinh này, với sự thấu hiểu hoàn toàn về bốn sự thật này thì việc giải thoát khỏi vòng luân hồi (saṃsāra) đã được Đức Phật đạt được:

Tri kiến khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Đây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa"..[web 5]

Việc thấu hiểu bốn sự thật đối với những người nghe pháp của Đức Phật sẽ dẫn đến sự mở ra Con mắt chánh pháp (Dhamma Eye: pháp nhãn), đó là, sự đạt được chánh kiến:

"Phàm vật gì được tập khởi, tất cả pháp ấy cũng bị đoạn diệt"[web 5]

Bộ cơ bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo K.R. Norman, bộ cơ bản được trình bày như sau:[15]

  • idam dukkham, "đây là khổ"
  • ayam dukkha-samudayo, "đây là sự tập khởi của khổ"
  • ayam dukkha-nirodha, "đây là sự đoạn diệt của khổ"
  • ayam dukkha-nirodha-gamini patipada, "đây là con đường đưa đến sự đoạn diệt của khổ." Các thuật ngữ chính trong phiên bản dài hơn của câu này là dukkha-nirodha-gamini Patipada, có thể được dịch như sau:
  • Gamini: dẫn tới, làm đến[web 9]
  • Patipada: con đường, lối đi, hướng đi; là một phương tiện để đạt đến một mục tiêu hoặc một đích đến.[web 10]

Bộ ghi nhớ

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo K. R. Norman, tạng kinh tiếng Pali chứa nhiều dạng rút gọn của tứ diệu đế. "Bộ ghi nhớ" là bộ được "dùng để nhắc nhở người nghe về dạng đầy đủ của tứ diệu đế."[25] Dạng sớm nhất của bộ ghi nhớ là "dukkham samudayo nirodho magga", mà không đề cập đến các thuật ngữ sacca[26] hay arya[22] vì chúng được thêm vào trong công thức về sau.[22] Bốn thuật ngữ ghi nhớ có thể được hiểu như sau:

  1. Dukkha - "không thỏa mãn",[web 11] "bản chất không thỏa mãn và sự không an toàn của tất cả các pháp hữu vi"; "đau đớn".[27][28] Dukkha thường hay được dịch là "đau đớn" (suffering). Theo Khantipalo, đây là một bản dịch chưa chính xác, bởi vì nó chỉ cho bản chất không thỏa mãn tột cùng của những trạng thái và thứ tạm thời, bao gồm những trải nghiệm mang tính hài lòng nhưng tạm thời.[29] Theo Emmanuel, Dukkha là đối lập với sukha, "hài lòng", và nó nên được dịch như là "khổ".[28]
  2. Samudaya - "nguồn gốc", "nguồn", "sự sinh khởi", "đưa đến sự tồn tại";[web 12] "tổng các yếu tố hay phần tử của một cá thể hoặc sự tồn tại", "nhóm", "đi cùng với nhau", "sự kết hợp", "sản sinh ra nguyên nhân", "sự sinh khởi".[web 13] Nó bao gồm:
    1. sam - "với, cùng với";[30]
    2. udaya - "sự sinh khởi," "sự gia tăng";[31] "sự vươn lên, sự đến trước"; "sự nâng cao, sự đề cao, sự gia tăng; sự phát triển"; "kết quả, hậu quả";[32]
  3. Nirodha - sự đoạn diệt; sự giải phóng; để hạn chế;[7] "sự ngăn chặn, sự đàn áp, sự xây tường, sự kiểm soát"[web 14]
  4. Marga - "con đường".[web 15]
  1. ^ a b For example:
    • Ven. Dr. Rewata Dhamma: The Four Noble Truths [...] are: 1. The Noble Truth of Suffering (dukkha); 2. The Noble Truth of the origin of suffering (samudaya); 3. The Noble Truth of the cessation of suffering (nirodha); 4. The Noble Truth of the path leading to the cessation of suffering (marga).[19]
    • Bhikkhu Bodhi: "The Four Noble Truths are as follows: 1. The truth of Dukkha; 2. The truth of the origin of Dukkha; 3. The truth of the cessation of Dukkha; 4. The truth of the path, the way to liberation from Dukkha".[web 4]
    • Geshe Tashi Tsering: "The four noble truths are: 1. The noble truth of suffering; 2. The noble truth of the origin of suffering; 3. The noble truth of the cessation of suffering and the origin of suffering; 4. The noble truth of the path that leads to the cessation of suffering and the origin of suffering."[20]
    • Joseph Goldstein: "The four noble truths are the truth of suffering, its cause, its end, and the path to that end.[21]
  2. ^ Professor of religion, Kalamazoo College; Co-Editor of the Journal of Buddhist–Christian Studies.[web 6][web 7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Williams, Tribe & Wynne 2002, tr. 41.
  2. ^ Keown 2013, tr. 48–62.
  3. ^ Anderson 2004, tr. 295–297. Quote: "This, bhikkhus, is the noble truth that is suffering. Birth is suffering; old age is suffering; illness is suffering; death is suffering; sorrow and grief, physical and mental suffering, and disturbance are suffering. [...] In short, all life is suffering, according to the Buddha’s first sermon."
  4. ^ Keown 2013, tr. 50–52.
  5. ^ Anderson 2004, tr. 295–297. Quote: "The second truth is samudaya (arising or origin). To end suffering, the four noble truths tell us, one needs to know how and why suffering arises. The second noble truth explains that suffering arises because of craving, desire, and attachment."
  6. ^ Keown 2013, tr. 53–55.
  7. ^ a b c Brazier 2001.
  8. ^ a b Batchelor 2012, tr. 95–97.
  9. ^ Buswell & Lopez 2014, tr. "nirodha".
  10. ^ Anderson 2001, tr. 96.
  11. ^ Anderson 2004, tr. 295–297, Quote: "The third truth follows from the second: If the cause of suffering is desire and attachment to various things, then the way to end suffering is to eliminate craving, desire, and attachment. The third truth is called nirodha, which means “ending” or “cessation.” To stop suffering, one must stop desiring."
  12. ^ Keown 2013, tr. 56–58.
  13. ^ Anderson 2004, tr. 295–297, Quote: "This, bhikkhus, is the noble truth that is the way leading to the ending of suffering. This is the eightfold path of the noble ones: right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.[..] The Buddha taught the fourth truth, maarga (Pali, magga), the path that has eight parts, as the means to end suffering."
  14. ^ Keown 2013, tr. 58–60.
  15. ^ a b Norman 2003, tr. 219, 222.
  16. ^ Anderson 2003, tr. 295.
  17. ^ Norman 2003.
  18. ^ Anderson 1999.
  19. ^ Dhamma 1997, tr. 55.
  20. ^ Geshe Tashi Tsering 2005, loc. 246–250.
  21. ^ Goldstein 2002, tr. 24.
  22. ^ a b c Norman 2003, tr. 220.
  23. ^ Cousins 2001, tr. 38.
  24. ^ Anderson 1999, tr. 68.
  25. ^ Norman 2003, tr. 213.
  26. ^ Norman 2003, tr. 219.
  27. ^ Nyanatiloka 1980, tr. 65.
  28. ^ a b Emmanuel 2015, tr. 30.
  29. ^ Khantipalo 2003, tr. 46.
  30. ^ DDSA: The practical Sanskrit-English dictionary, at Wisdom Library sam
  31. ^ Dictionary of Spoken Sanskrit, udaya
  32. ^ DDSA: The practical Sanskrit-English dictionary, at Wisdom Library udaya

Nguồn in

[sửa | sửa mã nguồn]
Sutta Pitaka
[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bhikkhu Bodhi (2000), The Connected Discourses of the Buddha: A New Translation of the Samyutta Nikaya, Boston: Wisdom Publications, ISBN 0-86171-331-1
  • Bhikkhu Nanamoli (translator) (1995), The Middle Length Discourses of the Buddha: A New Translation of the Majjhima Nikaya, Boston: Wisdom Publications, ISBN 0-86171-072-X
  • Bhikkhu Thanissaro (translator) (1997), Tittha Sutta: Sectarians (AN 3.61), truy cập 12 Tháng mười một năm 2007 (See also Anguttara Nikaya)
  • Feer, Leon biên tập (1976), The Samyutta Nikaya, 5, London: Pāli Text Society
  • Walsh, Maurice (1995), The Long Discourses of the Buddha. A Translation of the Dīgha Nikāya, Wisdom Publications
Buddhist teachers
[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ajahn Sumedho (2002), The Four Noble Truths, Amaravati Publications
  • Ajahn Sucitto (2010), Turning the Wheel of Truth: Commentary on the Buddha's First Teaching, Shambhala
  • Batchelor, Stephen (2012), “A Secular Buddhism”, Journal of Global Buddhism, 13: 87–107
  • Bhikkhu Bodhi (1995a), “Preface”, The Middle Length Discourses of the Buddha. A New Translation of the Majjhima Nikaya, Wisdom Publications
  • Bhikkhu Bodhi (2011), The Noble Eightfold Path: Way to the End of Suffering , Independent Publishers Group
  • Brazier, David (2001), The Feeling Buddha, Robinson Publishing
  • Chogyam Trungpa (2009), Leif, Judy (biên tập), The Truth of Suffering and the Path of Liberation, Shambhala
  • Dalai Lama (1992), The Meaning of Life: Buddhist Perspectives on Cause and Effect, Translated and edited by Jeffrey Hopkins, Wisdom
  • Dalai Lama (1998), The Four Noble Truths, Thorsons
  • Dhamma, Ven. Dr. Rewata (1997), The First Discourse of the Buddha, Wisdom, ISBN 0-86171-104-1
  • Duff, Tony (2008), Contemplation by way of the Twelve Interdependent Arisings, Padma Karpo Translation Committee, Bản gốc lưu trữ 23 Tháng Một năm 2008, truy cập 19 Tháng tám năm 2008
  • Epstein, Mark (2004), Thoughts Without A Thinker: Psychotherapy from a Buddhist Perspective , Basic Books
  • Geshe Tashi Tsering (2005), The Four Noble Truths: The Foundation of Buddhist Thought, Volume I , Wisdom
  • Geshe Tashi Tsering (2006), Buddhist Psychology: The Foundation of Buddhist Thought, Volume III , Perseus Books Group
  • Goenka, S.N. (2000), The Discourse Summaries, Pariyatti
  • Goldstein, Joseph (2002), One Dharma: The Emerging Western Buddhism, HarperCollins
  • Goldstein, Joseph (2013), Mindfulness: A Practical Guide to Awakening , Sounds True
  • Huxter, Malcolm (2016), Healing the Heart and Mind with Mindfulness: Ancient Path, Present Moment, Routledge, ISBN 978-1-317-50540-2
  • Khunu Rinpoche (2012), Vast as the Heavens, Deep as the Sea: Verses in Praise of Bodhicitta, Translated by Thubten Thardo (Gareth Sparham) , Wisdom
  • Khantipalo, Bhikkhu Phra (2003), Calm and Insight: A Buddhist Manual for Meditators, Routledge
  • Lama Surya Das (1997), Awakening the Buddha Within , Broadway Books
  • Mingyur Rinpoche (2007), The Joy of Living: Unlocking the Secret and Science of Happiness , Harmony
  • Pema Chodron (2010), Comfortable with Uncertainty: 108 Teachings on Cultivating Fearlessness and Compassion, Shambhala
  • Rahula, Walpola (2007), What the Buddha Taught, Grove Press
  • Rahula, Walpola (2007a), What the Buddha Taught
  • Ringu Tulku (2005), Daring Steps Toward Fearlessness: The Three Vehicles of Tibetan Buddhism, Snow Lion
  • Thich Nhat Hanh (1991), Old Path White Clouds, Parallax Press
  • Thich Nhat Hanh (1999), The Heart of the Buddha's Teaching, Three River Press
  • Traleg Kyabgon (2001), The Essence of Buddhism, Shambhala
  • Tsenshap Serkong Rinpoche (1996), Een Lamp voor het Pad naar Verlichting, Uitgeverij Maitreya, ISBN 978-90718-86-089
Scholarly sources
[sửa | sửa mã nguồn]
  • Analayo (2013), “The Chinese Parallels to the Dhammacakkappavattana-sutta (2)”, Journal of the Oxford Centre for Buddhist Studies, 5: 9–41
  • Anderson, Carol (1999), Pain and Its Ending: The Four Noble Truths in the Theravada Buddhist Canon, Routledge
  • Anderson, Carol (2001), Pain and Its Ending: The Four Noble Truths in the Theravada Buddhist Canon, Motilall Banarsidas
  • Anderson, Carol (2003), “Four Noble Truths”, trong Buswell, Robert E. (biên tập), Encyclopedia of Buddhism, Macmillan Reference Books, ISBN 978-0-02-865718-9
  • Anderson, Carol (2004). Robert E. Buswell (biên tập). Encyclopedia of Buddhism. MacMillan Reference, Thomson Gale. ISBN 0-02-865718-7.
  • Anderson, Carol (2013), Pain and Its Ending: The Four Noble Truths in the Theravada Buddhist Canon, Routledge
  • Barber, Anthony W. (2008), Buddhism in the Krishna River Valley
  • Bhikkhu Bodhi (2016), “The Transformations of Mindfulness”, trong Purser, Ronald E.; Forbes, David; Burke, Adam (biên tập), Handbook of Mindfulness: Culture, Context, and Social Engagement, Springer
  • Bronkhorst, Johannes (1993), The Two Traditions of Meditation in Ancient India, Motilal Banarsidass Publ.
  • Bucknell, Rod (1984), “The Buddhist to Liberation: An Analysis of the Listing of Stages”, The Journal of the International Association of Buddhist Studies, 7 (2)
  • Buswell, Robert E. Jr.; Gimello, Robert M. biên tập (1994), Paths to Liberation. The Marga and its Transformations in Buddhist Thought, Delhi: Motilal Banarsidass Publishers
  • Buswell, Robert E. Jr.; Lopez, Donald Jr. (2003), The Princeton Dictionary of Buddhism, Princeton University Press
  • Buswell; Lopez (2014), Princeton Dictionary of Buddhism, Princeton University Press
  • Carter, John Ross (1987), “Four Noble Truths”, trong Jones, Lindsay (biên tập), MacMillan Encyclopedia of Religions, MacMillan
  • Chitkara, M. G. (1998), Buddhism, Reincarnation, and Dalai Lamas of Tibet, APH Publishing
  • Choong, Mun-keat (2000), The Fundamental Teachings of Early Buddhism: A Comparative Study Based on the Sutranga Portion of the Pali Samyutta-Nikaya and the Chinese Samyuktagama, Otto Harrassowitz Verlag
  • Cohen, Robert S. (2006), Beyond Enlightenment: Buddhism, Religion, Modernity, Routledge
  • Coleman, James William (2002), The New Buddhism. The Western Transformation of an Ancient Tradition, Oxford University Press
  • Cousins, L.S. (2001), “Review of Pain and its Ending: The Four Noble Truths in the Theravada Buddhist Canon (PDF), Journal of Buddhist Ethics, 8: 36–41
  • Crosby, Kate (2013), Theravada Buddhism: Continuity, Diversity, and Identity, John Wiley & Sons
  • Davidson, Ronald M. (2003), Indian Esoteric Buddhism, Columbia University Press, ISBN 0-231-12618-2
  • Egge, James (2013), Religious Giving and the Invention of Karma in Theravada Buddhism, Routledge
  • Eliot, Charles (2014), Japanese Buddhism, Routledge, ISBN 978-1-317-79274-1
  • Emmanuel, Steven M. (2015), A Companion to Buddhist Philosophy, John Wiley & Sons
  • Flanagan, Owen (2011), The Bodhisattva's Brain: Buddhism Naturalized, MIT Press, ISBN 978-0-262-29723-3
  • Flanagan, Owen (2014), Science for Monks: Buddhism and Science: A BIT of The Really Hard Problem, MIT Press
  • Fowler, Merv (1999), Buddhism: Beliefs and Practices, Sussex Academic Press, ISBN 978-1-898723-66-0
  • Fronsdal, Gil (1998), “Insight Meditation in the United States: Life, Liberty, and the Pursuit of Happiness”, trong Prebish, Charles S.; Tanaka, Kenneth K. (biên tập), The Faces of Buddhism in America, University of California Press
  • Fronsdal, Gil (2001), The Issue at Hand , self-published
  • Geisler, Norman; Amano, J. Yutaka (2004), The Reincarnation Sensation, Wipf and Stock Publishers
  • Gethin, Rupert (1998), Foundations of Buddhism, Oxford University Press
  • Gethin, R.M. (2003), The Buddhist Path to Awakening, OneWorld Publications
  • Gombrich, Richard; Obeyesekere, Ganan (1988), Buddhism Transformed: Religious Change in Sri Lanka, Motilall Banarsidass
  • Gombrich, Richard F. (1997), How Buddhism Began: The Conditioned Genesis of the Early Teachings, Routledge, ISBN 978-1-134-19639-5
  • Gombrich, Richard (2009), What the Buddha Thought, Equinox
  • Gowans, Christopher (2004), Philosophy of the Buddha: An Introduction, Routledge, ISBN 978-1-134-46973-4
  • Gowans, Christopher W. (2014), Buddhist Moral Philosophy: An Introduction, Routledge, ISBN 978-1-317-65935-8
  • Harris, Elizabeth (2006), Theravada Buddhism and the British Encounter: Religious, Missionary and Colonial Experience in Nineteenth Century Sri Lanka, Routledge
  • Harvey, Graham (2016), Religions in Focus: New Approaches to Tradition and Contemporary Practices, Routledge
  • Harvey, Peter (2013), An Introduction to Buddhism, Cambridge University Press
  • Harvey, Peter (2015), Emmanuel, Steven M. (biên tập), A Companion to Buddhist Philosophy, John Wiley & Sons, ISBN 978-1-119-14466-3
  • Hayes, Richard P. (2013), “The Internet as Window onto American Buddhism”, trong Queen, Christopher; Williams, Duncan Ryuken (biên tập), American Buddhism: Methods and Findings in Recent Scholarship, Routledge
  • Hick, John (1994), Death and Eternal Life, Westminster John Knox Press
  • Hirakawa, Akira (1990), A History of Indian Buddhism. From Sakyamuni to Early Mahayana, University of Hawai'i Press, hdl:10125/23030
  • Jayatilleke, K.N. (2009), Facets of Buddhist Thought: Collected Essays, Buddhist Publication Society
  • Kalupahana, David J. (1992), A history of Buddhist philosophy, Delhi: Motilal Banarsidass Publishers Private Limited
  • Karunyakara, Lella (2002), Modernisation of Buddhism: Contributions of Ambedkar and Dalai Lama XIV, Gyan Books
  • Keown, Damien (2000), Buddhism: A Very Short Introduction , Oxford University Press
  • Keown, Damien (2009), Buddhism, Sterling Publishing, ISBN 978-1-4027-6883-5
  • Keown, Damien (2013), Buddhism: A Very Short Introduction, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-966383-5
  • Kingsland, James (2016), Siddhartha's Brain: Unlocking the Ancient Science of Enlightenment, HarperCollins
  • Konik, Adrian (2009), Buddhism and Transgression: The Appropriation of Buddhism in the Contemporary West, BRIIL
  • Lamb, Christopher (2001), “Cosmology, myth and symbolism”, trong Harvey, Peter (biên tập), Buddhism, Bloomsbury Publishing
  • Leifer, Ron (1997), The Happiness Project, Snow Lion
  • Lopez, Donald S (1995), Buddhism in Practice (PDF), Princeton University Press, ISBN 0-691-04442-2
  • Lopez, Donald S. (2001), The Story of Buddhism, HarperCollins
  • Lopez, Donald, jr. (2009), Buddhism and Science: A Guide for the Perplexed, University of Chicago Press
  • Lopez, Donald S. (2012), The Scientific Buddha: His Short and Happy Life, Yale University Press, ISBN 978-0-300-15913-4
  • Makransky, John J. (1997), Buddhahood Embodied: Sources of Controversy in India and Tibet, SUNY
  • McDermott, James Paul (1975), “The Kathāvatthu Kamma Debates”, Journal of the American Oriental Society, 95 (3)
  • McMahan, David L. (2008), The Making of Buddhist Modernism, Oxford University Press, ISBN 9780195183276
  • Moffitt, Philip (2008), Dancing with Life: Buddhist Insights for Finding Meaning and Joy in the Face of Suffering , Rodale
  • Monier-Williams, A Sanskrit-English Dictionary (PDF), London: Oxford University Press, truy cập 27 Tháng mười hai năm 2008
  • Norman, K.R. (2003), “The Four Noble Truths” (PDF), K.R. Norman Collected Papers II, Bản gốc (PDF) lưu trữ 1 Tháng Một năm 2020, truy cập 9 tháng Năm năm 2022
  • Nyanatiloka (1980), Buddhist Dictionary, Buddhist Publication Society
  • Potter, Karl (2004), The Encyclopedia of Indian Philosophies, Vol. IX: Buddhist philosophy from 350 to 600 AD
  • Prothero, Stephen R. (1996), The White Buddhist: the Asian odyssey of Henry Steel Olcott, Indiana University Press
  • Raju, P. T. (1985), Structural Depths of Indian Thought, State University of New York Press, ISBN 978-0-88706-139-4
  • Rockhill, William Woodville (translator) (1884), The life of the Buddha and the early history of his order, derived from Tibetan works in the Bkah-Hgyur and Bstan-Hgyur, followed by notices on the early history of Tibet and Khoten, London: Trübner
  • Samuel, Geoffrey (2008), The Origins of Yoga and Tantra: Indic Religions to the Thirteenth Century, Cambridge University Press
  • Schmidt-Leukel, Perry (2006), Understanding Buddhism, Dunedin Academic Press, ISBN 978-1-903765-18-0
  • Schmithausen, Lambert (1981), On some Aspects of Descriptions or Theories of 'Liberating Insight' and 'Enlightenment' in Early Buddhism". In: Studien zum Jainismus und Buddhismus (Gedenkschrift für Ludwig Alsdorf), hrsg. von Klaus Bruhn und Albrecht Wezler, Wiesbaden
  • Schmithausen, Lambert (1986), “Critical response”, trong Neufeldt, Ronald W. (biên tập), Karma and rebirth: Post-Classical Developments, State University of New York
  • Sharf, Robert H. (1995), “Buddhist Modernism and the Rhetoric of Meditative Experience” (PDF), NUMEN, 42 (3): 228–283, doi:10.1163/1568527952598549, hdl:2027.42/43810, Bản gốc (PDF) lưu trữ 12 Tháng tư năm 2019, truy cập 4 Tháng mười hai năm 2014
  • Sharf, Robert H. (2000), “The Rhetoric of Experience and the Study of Religion” (PDF), Journal of Consciousness Studies, 7 (11–12): 267–87, Bản gốc (PDF) lưu trữ 13 tháng Năm năm 2013, truy cập 4 Tháng mười hai năm 2014
  • Smith, Huston; Novak, Philip (2009), Buddhism: A Concise Introduction , HarperOne
  • Snelling, John (1987), The Buddhist handbook. A Complete Guide to Buddhist Teaching and Practice, London: Century Paperbacks
  • Spiro, Melford E. (1982), Buddhism and Society: A Great Tradition and Its Burmese Vicissitudes, University of California Press
  • Taylor, Philip (2007), Modernity and Re-enchantment: Religion in Post-revolutionary Vietnam, Institute of Southeast Asian Studies
  • Trainor, Kevin (2004), Buddhism: The Illustrated Guide, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-517398-7
  • Vetter, Tilmann (1988), The Ideas and Meditative Practices of Early Buddhism, BRILL
  • Wallace, B. Alan (2002), “The Spectrum of Buddhist Practice in the West”, trong Prebish, Charles S.; Baumann, Martin (biên tập), Westward Dharma: Buddhism Beyond Asia, University of California Press, ISBN 0-520-23490-1
  • Warder, A.K. (1999), Indian Buddhism, Delhi
  • Watson, Burton (1993), The Lotus Sutra, Columbia University Press
  • Williams, Paul (1989), Mahayana Buddhism
  • Williams, Paul (2008), Mahayana Buddhism: The Doctrinal Foundations, Routledge
  • Williams, Paul; Tribe, Anthony; Wynne, Alexander (2002), Buddhist Thought , Taylor & Francis
  • Williams, Paul; Tribe, Anthony; Wynne, Alexander (2012), Buddhist Thought (ấn bản thứ 2), Routledge, ISBN 978-1-136-52088-4

Nguồn web

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [a] Four Noble Truths: BUDDHIST PHILOSOPHY, Encyclopaedia Britannica, Quote: "Although the term Four Noble Truths is well known in English, it is a misleading translation of the Pali term Chattari-ariya-saccani (Sanskrit: Chatvari-arya-satyani), because noble (Pali: ariya; Sanskrit: arya) refers not to the truths themselves but to those who recognize and understand them. A more accurate rendering, therefore, might be “four truths for the [spiritually] noble” [...]";
    [b]Arhat (Buddhism), Encyclopædia Britannica
  2. ^ Four Noble Truths: BUDDHIST PHILOSOPHY, Encyclopaedia Britannica, Quote: "The first truth, suffering (Pali: dukkha; Sanskrit: duhkha), is characteristic of existence in the realm of rebirth, called samsara (literally “wandering”)."
  3. ^ Four Noble Truths: BUDDHIST PHILOSOPHY, Encyclopaedia Britannica, Quote: "The second truth is the origin (Pali and Sanskrit: samudaya) or cause of suffering, which the Buddha associated with craving or attachment in his first sermon."
  4. ^ The Four Noble Truths - By Bhikkhu Bodhi”. Bản gốc lưu trữ 26 Tháng tám năm 2018. Truy cập 29 Tháng sáu năm 2022.
  5. ^ a b c Thanissaro Bhikkhu, Dhammacakkappavattana Sutta: Setting the Wheel of Dhamma in Motion – Majjhima Nikaya 56.11
  6. ^ Governing Board of the Society for Buddhist–Christian studies
  7. ^ Carol Anderson
  8. ^ Bikkhu Bodhi (translator), Dhammacakkapavattana Sutta. Samyutta Nikaya LVI, 11. "Setting in Motion the Wheel of the Dhamma".
  9. ^ Pali Text Society Dictionary[liên kết hỏng]
  10. ^ Access to Insight Glossary – pq
  11. ^ Ajahn Sumedho, The First Noble Truth
  12. ^ Digital Library & Museum of Buddhist Studies, College of liberal Arts, Taiwan University: Samudaya
  13. ^ Sanskrit Dictionary for spoken Sanskrit, samudaya
  14. ^ spokensanskrit.de, nirodha
  15. ^ Access to Insight Glossary – m

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Historical background and development

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vetter, Tilmann (1988), The Ideas and Meditative Practices of Early Buddhism, Brill
  • Bronkhorst, Johannes (1993), The Two Traditions of Meditation in Ancient India, Motilal Banarsidass Publishers, chapter 8
  • Anderson, Carol (1999), Pain and Its Ending: The Four Noble Truths in the Theravada Buddhist Canon, Routledge

Theravada commentaries

[sửa | sửa mã nguồn]

Tibetan Buddhism

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chögyam Trungpa (2009), The Truth of Suffering and the Path of Liberation, Shambhala.
  • Dalai Lama (1998), The Four Noble Truths, Thorsons.
  • Geshe Tashi Tsering (2005), The Four Noble Truths: The Foundation of Buddhist Thought, Volume I, Wisdom, Kindle Edition
  • Ringu Tulku (2005), Daring Steps Toward Fearlessness: The Three Vehicles of Tibetan Buddhism, Snow Lion. (Part 1 of 3 is a commentary on the four truths)

Modern interpretations

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Brazier, David (2001), The Feeling Buddha, Robinson Publishing
  • Epstein, Mark (2004), Thoughts Without A Thinker: Psychotherapy from a Buddhist Perspective. Basic Books. Kindle Edition. (Part 1 examines the four truths from a Western psychological perspective)
  • Moffitt, Phillip (2008), Dancing with Life: Buddhist Insights for Finding Meaning and Joy in the Face of Suffering, Rodale, Kindle Edition. (An explanation of how to apply the Four Noble Truths to daily life)
  • Thich Nhat Hanh (1999), The Heart of the Buddha's Teaching, Three Rivers Press

Other scholarly explanations

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gethin, Rupert (1998), Foundations of Buddhism, Oxford University Press, (Chapter 3 is a commentary of about 25 pages.)
  • Lopez, Donald S. (2001), The Story of Buddhism, HarperCollins. (pp. 42–54)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]