Bước tới nội dung

Thảo luận:Aikido

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Thái Nhi trong đề tài Về các thông tin liên quan đến bài viết

Thắc mắc

[sửa mã nguồn]

Bài này có câu "theo Nguyệt san Võ thuật)". Có ai biết đây là copy của bài trong báo đó hay là chỉ dựa vào bài trong báo đó không? Nếu là copy hoàn toàn thì phải xóa đi. Mekong Bluesman 17:15, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

[1]

Về các thông tin liên quan đến bài viết

[sửa mã nguồn]

Chào mọi người, tôi xin có một chút ý kiến về bài viết Aikido. Đây là bài viết mà tôi có đóng góp một chút về nội dung, nên khi bắt đầu có những sửa đổi từ các thành viên khác, bản thân tôi thấy cần có chút ý kiến, nhằm tránh những hiểu lầm không cần thiết.

Thứ nhất, tôi thấy có một thành viên IP sửa phiên âm chữ Hán của tên gọi là "Hiệp khí đạo". Khi tôi sửa lại là "Hợp khí đạo" thì thành viên này có ý kiến là tên gọi "Hiệp khí đạo" quen thuộc với báo chí và các hệ phái cũng hay sử dụng hơn. Điều này tôi có thể hiểu và thông cảm được, vì trước khi gọi tên môn võ theo tên tiếng Nhật là Aikido, các hệ phái khi Việt hoá tên gọi thường sử dụng tên gọi chệch đi theo âm miền Nam ("hợp" -> "hiệp"). Song, tên gọi đúng của bộ môn là "Hợp khí đạo", vì phiên âm của chữ 合 là "hé", đọc nghe như "hớ", nên đúng ra thì phải là "hợp". Từ điển Thiều Chửu cũng ghi phiên âm là "hợp", còn chữ "hiệp" được ghi là âm phái sinh. Hơn nữa, trong ngôn ngữ thường ngày, chữ "hợp" hay thấy trong các từ vựng hơn là chữ "hiệp", chẳng hạn như "hợp tác xã", "hợp lực", "hợp kim", "hợp thức", "tổng hợp". Đề xuất của tôi là viết đúng theo phiên âm là "Hợp khí đạo", song tôi sẽ để như phiên âm của bạn IP và có ghi chú để tôn trọng tên gọi đã có trong tiếng Việt.

Thứ hai, tôi thấy có một vài bạn ghi thêm về Hapkido trong bài viết về Aikido. Điều này theo tôi là không nên và không cần thiết. Về lí thuyết, Hapkido bắt nguồn từ Daitō-ryū Aiki-jūjutsu, chỉ chia sẻ một phần nguồn gốc chứ không bắt nguồn, phái sinh hay có liên quan gì đến Aikido, đồng thời trong nội dung của võ phái có kết hợp các thế võ từ các môn phái khác (Taekwondo, Thiếu Lâm, Karate, Judo) để tạo nên võ thuật của riêng mình, nên bản thân môn võ này không có liên hệ gì với Aikido, chưa nói đến khác biệt về mặt triết lý. Đây là bài viết nói về Aikido nói riêng, chỉ nói đến những nội dung liên quan đến Aikido, nếu có đóng góp về môn võ liên quan xin hãy ghi vào các bài như Daito-ryu Aiki-jujutsu. Hoặc, nếu muốn ghi chú rõ để phân biệt giữa các môn võ, xin thêm đề mục mới trong bài viết, không ghi vào phần nội dung không liên quan (như trong bài là ghi vào phần nói về việc quảng bá môn võ Aikido ra nước ngoài). Dương Việt (thảo luận) 12:47, ngày 21 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tên chính thức và phổ biến trong tiếng Việt là Hiệp khí đạo bạn ơi. Về nguồn gốc thì tôi không phủ nhận do phát âm phương ngữ miền Nam, nhưng nó đã quá phổ biến. Nếu bạn thay đổi, bạn phải thay luôn các bài liên quan như "Hợp khí đạo Hàn Quốc", "Hợp khí Nhu thuật", "Hợp khí Võ đạo"... Còn về phần Hapkido thì chính tôi viết lại, để chú rõ là Hapkido và Aikido thực chất là 2 môn võ khác nhau hoàn toàn. Ác đạn là bạn lại xóa đi mất. Trên thực tế, do danh xưng này mà nhiều người nhầm lẫn lắm đó. Thái Nhi (thảo luận) 13:16, ngày 21 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chữ 合 ngoài cách đọc "Hợp", "Hiệp" còn có "Hạp" nữa. Chữ "Hạp" thì tôi thấy khi trước người Nam Bộ thường dùng hơn là "Hợp" với "Hiệp".
Cách đọc âm Hán của người Hàn Quốc tôi cho là không dựa vào giọng Nam Bộ Việt Nam đâu, nhưng biết sao được, chữ 合 người Hàn Quốc đọc Hap, nghe có vẻ giống "Hạp" hơn là "Hợp" lẫn "Hiệp" nhỉ?
Dùng âm Quan Thoại hiện đại để soi rọi vào âm Hán-Việt thì tôi cho rằng hơi phản khoa học vì niên đại hình thành các ngôn ngữ này khác nhau. Quan Thoại xuất hiện sau âm Hán-Việt mà lấy âm Quan Thoại để phê bình âm Hán-Việt là không hợp lý. Kiểu như lấy khuôn mẫu của người cháu mà đi phán người chú vậy.
Tôi nghiêng theo phía ý kiến của bạn Levietduong về đọc âm Hợp cho chữ 合. Lý do của tôi đơn giản hơn: "Hợp" trong "Hợp khí đạo" mang nghĩa "hòa hợp" 和合. Nếu tồn tại một từ "Hòa hiệp" nào đó trong tiếng Việt, thì tôi sẽ tán thành việc 和氣道 có thể đọc thành "Hợp khí đạo" lẫn "Hiệp khí đạo". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:59, ngày 21 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

@Thái Nhi: Xin lỗi vì đã xoá phần của bạn, sau khi chỉnh sửa và qua bên Thảo luận để viết topic tôi đã định lùi sửa và ghi chú lại nhưng không kịp. Bạn có thể cân nhắc đề nghị viết một đề mục riêng cho bài viết không? Nếu bạn thêm phần đó vào tôi thấy cũng được, chỉ cần tách thành phần riêng sẽ ổn hơn là ghép vào phần trên như tôi đã nói.

@Thusinhviet: Cảm ơn vì bạn đã có ý kiến, mình cũng đã có ý ghi rõ chữ 合 mang nghĩa "hoà hợp" nhiều hơn, bằng chứng là nó hiện rất rõ trong các từ ghép Hán Việt của ta như trên. Về cơ bản tôi tán thành việc ưu tiên tên thường gặp hơn trong ngôn ngữ thường ngày, chỉ cần ghi chú rõ để tránh nhầm lẫn và khơi mào bút chiến không hồi kết như vấn đề "vũ/võ" vừa qua.--Dương Việt (thảo luận) 14:43, ngày 21 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Các bạn không nên dựa vào từ điển để làm tạo nên một danh từ mới. Tôi là một môn sinh lâu năm, từng tập luyện giao lưu từ Bắc vào Nam, chỉ có 2 cách gọi cho môn võ này: Aikido hoặc Hiệp khí đạo. Như tôi nói, kể cả các môn võ tương tự như Aiki Budo hay Aiki Jujitsu, cũng dùng tên phổ biến là Hiệp khí Võ đạo hoặc Hiệp khí Nhu thuật, và ghi bằng chữ quốc ngữ. Trong môn phái, tôi chưa từng nghe ai dùng Hợp khí đạo để chỉ môn võ này. Hình ảnh trên mạng cũng có nhiều, nhưng chẳng có tài liệu nào hoặc võ đường nào ghi chữ "hợp khí đạo" cả.Thái Nhi (thảo luận) 15:05, ngày 21 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời
@Thái Nhi: Thực ra tôi không có ý tranh luận gì ở phần này, vì cũng như trường hợp "vũ/võ", đa phần Wiki vẫn chấp nhận cách phiên âm thường gặp hơn theo số đông dù có phần không đúng với các nguồn học thuật. Bản thân tôi cũng là một người tập Aikido và trong quá trình chỉnh sửa cũng từng để phiên âm "Hiệp khí đạo" trong một thời gian rất lâu trước khi đổi về phiên âm đúng (dù không thường gặp), vì nó nghe thân thuộc hơn. Việc để phiên âm này mang nhiều ý nghĩa về từ nguyên hơn, vì bản thân việc hiểu về ý nghĩa chữ "hợp" cần đọc cả trong tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Việt. Tôi cũng đã có nguyên một phần "Từ nguyên" để ghi chú về ý nghĩa của nó. Vừa rồi, sau khi có chỉnh sửa từ các thành viên khác, tôi cũng đã để nguyên chứ không sửa lại, chỉ xin ghi chú rõ để người đọc hiểu về ý nghĩa của tên gọi chứ không chỉ là gọi tên đơn thuần.--Dương Việt (thảo luận) 11:58, ngày 22 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời
Ồ, hóa ra bạn cũng là một Aikidoka! Về quan điểm, tôi cho rằng ngôn ngữ có sức sống riêng, ta không nên áp đặt, mà thuận theo sự phổ biến của xã hội. Còn về nội dung bài này, tôi muốn nêu ý kiến không nên sửa đổi từ phổ biến Hiệp khí đạo thành Hợp khí đạo chỉ vì tra từ điển. Trình bày dung hòa chỉ ở chỗ giải thích phần Từ nguyên, như: "Ai: phiên âm Hán Việt theo Kanji là Hiệp hoặc Hợp...". Tôi cũng từng nghe giải thích, "Ai" (hòa hợp) cùng đồng âm với "Ai" (yêu thương), nhưng chưa tìm ra tài liệu. Thái Nhi (thảo luận) 12:40, ngày 22 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời