Bước tới nội dung

Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh (Tiếng Trung Quốc: 北京市人民政府市长, Bính âm Hán ngữ: Běijīng shì Rénmín Zhèngfǔ Shì zhǎng, Từ Hán - Việt: Bắc Kinh thị Nhân dân Chính phủ Thị trưởng) được bầu cử bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân thành phố Bắc Kinh, lãnh đạo bởi thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cán bộ, công chức lãnh đạo, là Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh có cấp bậc Chính Tỉnh - Chính Bộ, hàm Bộ trưởng, thường là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa, chức vụ tên gọi khác của Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân. Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố là lãnh đạo thứ hai của thành phố, đứng sau Bí thư Thành ủy. Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh đồng thời là Phó Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh.

Trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh có các tên gọi là Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh (1949 - 1955), Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Kinh (1955 - 1967), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Bắc Kinh (1968 - 1979), và Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh (1979 đến nay). Tất cả các tên gọi này dù khác nhau nhưng cùng có ý nghĩa là Thủ trưởng Hành chính Bắc Kinh, tương ứng với Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân.

Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh hiện tại là Trần Cát Ninh.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủ trưởng thủ đô thời đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (1897 – 1986), Ủy viên trưởng Nhân Đại 1978 – 1983, Lãnh đạo Quốc gia.
Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn (1899 – 1992), Phó Tổng lý, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.
Hai trong Thập Đại Nguyên soái là Thị trưởng Bắc Bình – Bắc Kinh đầu tiên, 1948 – 1951.
Trụ sở Chính phủ Bắc Kinh.

Những ngày trước năm 1949, tên gọi của thành phố là Bắc Bình (北平; bính âm: Běipíng; Wade-Giles: Pei-p'ing). Cơ quan hành chính thành phố lần lượt đổi tên là Phủ Thuận Thiên, trong thời Nhà Minh, Nhà Thanh, Đại ThuậnTrung Hoa Dân Quốc. Vào giai đoạn 1948 – 1949, Chính phủ Nhân dân Hoa Bắc được thành lập,[2] Chủ tịch Đổng Tất Vũ với mục tiêu kiểm soát Hoa Bắc.[3] Vào ngày 01 tháng 1 năm 1949, dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Mặt trận Bình Tân, Ủy ban Kiểm soát Quân sự thành phố Bắc Bình của Giải phóng quân cùng với Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Bình được thành lập, Thị trưởng đầu tiên là Diệp Kiếm Anh, cho đến tháng 9 cùng năm. Thời gian này, Giải phóng quân đã chiếm được thành phố một cách yên bình vào ngày 31 tháng 1 năm 1949 trong chiến dịch Bình Tân. Tháng 9 năm 1949, Diệp Kiếm Anh rời Bắc Bình, tới Quảng Đông chỉ huy chiến dịch, Nhiếp Vinh Trăn giữ chức vụ Thị trưởng Bắc Bình. Vào ngày 27 tháng 9 năm 1949, phiên họp toàn thể đầu tiên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đã quyết định đổi tên Bắc Bình thành Bắc Kinh, và Chính phủ Nhân dân Bắc Bình được đổi tên thành Chính phủ Nhân dân Bắc Kinh,[4] Hiến pháp Trung Quốc tạm thời cũng được ban hành vào ngày 29. Ngày 01 tháng 10 cùng năm, Mao Trạch Đông đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ trên đỉnh Thiên An Môn, đặt thủ đô Bắc Kinh. Thị trưởng, Phó Thị trưởng, và các Ủy viên Chính phủ Bắc Kinh đã được bầu bởi Đại hội Đại biểu Nhân dân thành phố Bắc Kinh lần đầu tiên, tổ chức từ ngày 20 đến 22 tháng 11 năm 1949, thành lập Chính phủ Bắc Kinh, Nhiếp Vinh Trăn tiếp tục giữ chức. Vào ngày 09 tháng 12, Thị trưởng, Phó Thị trưởng Bắc Kinh và các Ủy viên tuyên bố nhậm chức và Chính quyền Nhân dân thành phố Bắc Kinh chính thức được thành lập.[5]

Từ trái sang: Mao Trạch Đông, Bành Chân, Norodom Sihanouk,Lưu Thiếu Kỳ. Ảnh năm 1965, Quốc trưởng Campuchia Norodom Sihanouk thăm Bắc Kinh.

Hai Thị trưởng đầu tiên, Diệp Kiếm AnhNhiếp Vinh Trăn đều là Nhà cách mạng, Nhà quân sự thế hệ đầu quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Thập đại Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (1897 – 1986), Nguyên thủ quốc gia (1978 – 1983), Ủy viên trưởng Nhân Đại, Ủy viên Ban Thường vụ khóa X, XI, XII, Phó Chủ tịch thứ nhất Đảng, Phó Chú tịch Quân ủy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Phân cục Hoa Đông. Ông đồng thời là Thị trưởng đầu tiên của Bắc Bình, Tỉnh trưởng Quảng Đông đầu tiên. Thập đại Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn (聂荣臻. 1899 – 1992),[6] Uỷ viên Bộ Chính trị khóa VIII, XI, XII, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại, Phó Chủ tịch Quân ủy, Tổng tham mưu trưởng Quân ủy. Ông là một Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Thị trưởng Bắc Kinh (1949 – 1951), bị thanh trừng trong Cách mạng Văn hóa, quay trở lại vào năm 1979, là Phó Tư lệnh chiến dịch Việt – Trung, một cuộc hòa chiến tổn thất nghiêm trọng cả hai bên. Người giữ quyền tại Bắc Kinh là Bành Chân.

Thượng tướng Tạ Phú Trị (1909 – 1972), Bí thư kiêm Chủ nhiệm Bắc Kinh diễn giải cuộc chuyển giao 1967.

Sau đó, từ ngày 17 đến 23 tháng 8 năm 1954, tại cuộc họp Nhân Đại Bắc Kinh, Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh được đổi tên thành Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Kinh. Thị trưởng Ủy ban tiếp tục là Bành Chân. Bành ChânBí thư Bắc Kinh, lãnh đạo tối cao Bắc Kinh thời gian này, ông kiêm nhiệm Thị trưởng Bắc Kinh liên tục từ năm 1951 đến năm 1966. Bành Chân (彭真. 1902 – 1997)[7], Ủy viên trưởng Nhân Đại, Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, VIII, XI, XII, Bí thư Ban Bí thư, Bí thư Chính Pháp, Trưởng Ban Tổ chức, Phó Chủ tịch Chính Hiệp. Ông là Lãnh đạo Quốc gia. Trong thời kỳ Đại Cách mạng, ông bị thanh trừng, bắt giam nhưng quay trở lại khi Đặng Tiểu Bình lãnh đạo, kế nhiệm Diệp Kiếm Anh ở vị trí Ủy viên trưởng, công tác cho đến khi qua đời. Kế nhiệm Thị trưởng Bắc Kinh là Ngô Đức, giai đoạn 1966 – 1967. Vào ngày 20 tháng 4 năm 1967, Ủy ban Nhân dân Bắc Kinh được giải thể, Ủy ban Cách mạng thành phố Bắc Kinh được thành lập. Chủ nhiệm Ủy ban là Tạ Phú Trị, giai đoạn 1967 – 1972 rồi tới Ngô Đức quay trở lại lãnh đạo, là Chủ nhiệm Ủy ban giai đoạn 1972 – 1978. Cả hai người đều là lãnh đạo tối cao Bắc Kinh những năm cầm quyền, là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Ngô Đức (吴德. 1913 – 1995)[8], Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Bí thư Bắc Kinh, Bí thư Thiên Tân, Phó Ủy viên trưởng Nhân Đại, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Tạ Phú Trị (谢富治. 1909 – 1972)[9], Thượng tướng, Uỷ viên Bộ Chính trị khóa VIII, Phó Tổng lý Quốc vụ viện, Bí thư Ban Bí thư, Bí thư Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Công an. Ông là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, qua đời năm 1972 khi còn đang công tác tại Quốc vụ viện, Phó Tổng lý. Chủ nhiệm thứ ba là Lâm Hồ Gia (林乎加. 1916 – 2018).[10]

Thành lập Ủy ban Cách mạng Bắc Kinh năm 1967.

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến 1976, phong trào Hồng vệ binh bắt đầu ở Bắc Kinh và Chính quyền thành phố, bao gồm Chính phủ Bắc Kinh trở thành nạn nhân của một trong những cuộc thanh trừng đầu tiên. Đến mùa thu năm 1966, tất cả các trường học trong thành phố đã đóng cửa và hơn một triệu Hồng vệ binh từ khắp nơi đất nước đã tập trung tại Bắc Kinh, với các cuộc tập hợp tại Quảng trường Thiên An Môn cùng Mao Trạch Đông.[11] Vào tháng 4 năm 1976, một cuộc tập hợp lớn của người dân Bắc Kinh đã bắt đầu diễn ra, nhằm chống lại Tứ nhân bangCách mạng Văn hóa tại Quảng trường Thiên An Môn, nhưng đã bị đàn áp mạnh mẽ. Sau đó, Tứ nhân bang bị bắt tại Trung Nam HảiCách mạng Văn hóa kết thúc. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh tụ tối cao, tiến hành cải cách mở cửa Trung Quốc, nước này đi lên về kinh tế cho đến ngày nay.

Từ thời đổi mới

[sửa | sửa mã nguồn]
Phó Tổng lý Vương Kỳ Sơn, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc gặp gỡ Tổng thống thứ 44 Hoa Kỳ Barack Obama tại Phòng Bầu dục năm 2009.
Chủ tịch Chính Hiệp Giả Khánh Lâm gặp gỡ Chủ tịch Thượng viện Ba Lan Bogdan Borusewicz tại Warszawa năm 2010.

Cuộc họp thứ ba của Nhân Đại Bắc Kinh lần thứ bảy, được tổ chức từ ngày 06 đến ngày 13 tháng 12 năm 1979, đã quyết định giải thể Ủy ban Cách mạng thành phố Bắc Kinh và khôi phục Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh cho đến nay. Lâm Hồ Gia tiếp tục là Thị trưởng giai đoạn 1978 – 1981. Các Thị trưởng Bắc Kinh tiếp theo là Tiêu Nhược Ngu (焦若愚. 1915 – 2020)[12] giai đoạn 1981 – 1983, Trần Hy Đồng giai đoạn 1983 – 1993, Lý Kì Viêm (李其炎. 1938)[13] giai đoạn 1993 – 1996, Giả Khánh Lâm giai đoạn 1996 – 1999, Lưu Kỳ giai đoạn 1999 – 2003, Mạnh Học Nông (孟学农. 1949)[14] chỉ bốn tháng năm 2003, Vương Kỳ Sơn giai đoạn 2003 – 2007, Quách Kim Long giai đoạn 2007 – 2012, Vương An Thuận (王安顺. 1957)[15] giai đoạn 2012 – 2016, Thái Kỳ giai đoạn 2016 – 2017 và Trần Cát Ninh đương nhiệm. Giai đoạn 1979 – 2020, có tới sáu Thị trưởng Bắc Kinh tiếp tục thăng cấp, trở thành Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, Lãnh đạo Quốc gia. Đó là Trần Hy Đồng (陈希同. 1930 – 2013)[16], Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Bí thư Bắc Kinh, Ủy viên Quốc vụ. Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Ông làm Thị trưởng 10 năm, nhưng đã bị bắt và khai trừ năm 1995 khi đang là Bí thư Bắc Kinh vì vi phạm tội tham nhũng, khai trừ khỏi Đảng, tù 12 năm, một cán bộ cao cấp bị xử lý. Giả Khánh Lâm (贾庆林. 1940)[17], Ủy viên Ban Thường vụ (vị trí thứ tư khóa XVI, XVII), Chủ tịch Chính Hiệp (2003 – 2013), Bí thư Bắc Kinh. Ông là Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ tư. Lưu Kỳ (刘淇. 1942)[18], Ủy viên Bộ Chính trị khóa XVI, XVII, Bí thư Bắc Kinh. Ông là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, lãnh đạo Bắc Kinh những năm mà Thế vận hội khai mạc, ông là trưởng bản tổ chức Olympic 2008. Vương Kỳ Sơn (王岐山. 1948),[19] Ủy viên Ban Thường vụ (vị trí thứ sáu khóa XVIII), Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật, Phó Tổng lý Quốc vụ viện. Ông là Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ sáu 2012 – 2017. Theo lý thuyết, vào năm 2017, ông 70 tuổi, đã đến lúc nghỉ hưu, như được Tập Cận Bình giữ lại ở vị trí Phó Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm, hỗ trợ lãnh tụ. Quách Kim Long (郭金龙. 1947),[20] Ủy viên Bộ Chính trị XVIII, Bí thư Bắc Kinh. Ông là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia. Thái Kỳ (蔡奇. 1955),[21] Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIX, Bí thư Bắc Kinh. Ông là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia, thuộc Quân Chiết Giang Tập Cận Bình, được thăng cấp từ Phó Chánh Văn phòng An ninh Quốc gia lên Thị trưởng Bắc Kinh, Bí thư Bắc Kinh chỉ trong hai năm 2016 – 2017, là Bí thư Bắc Kinh đương nhiệm. Ngoài ra, còn có tình huống đặc biệt đối với Thị trưởng Mạnh Học Nông. Ông chỉ công tác bốn tháng ở thủ đô, từ chức vì Sự kiện SARS, dịch bệnh nghiêm trọng ở Bắc Kinh. Ông và Vương Kỳ Sơn đều là con rể của Thường vụ Ủy viên, Phó Tổng lý thứ nhất Diêu Y Lâm. Hiện tại, Thị trưởng Trần Cát Ninh (陈吉宁. 1964) được bầu khi 53 tuổi, trẻ nhất giai đoạn 1967 – 2020, trước đó ông là Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa (cấp Phó Tỉnh – Phó Bộ) giai đoạn 2012 – 2015, khi 48 tuổi, Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường (2015 – 2017).

Vào ngày 30 tháng 12 năm 2015, lễ khởi công xây dựng Khu vực hành chính thành phố Bắc Kinh diễn ra ở quận Thông Châu. Từ tháng 1 năm 2017, đã kiến thiết khu vực. Theo kế hoạch, vào cuối năm 2017, Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh và một số ủy ban liên kết của thành phố sẽ bắt đầu đợt di dời đầu tiên.[22] Vào tháng 10 năm 2018, Ủy ban Trung ươngQuốc vụ viện đã phê chuẩn Kế hoạch cải cách thành phố Bắc Kinh.[23] Vào ngày 10 tháng 1 năm 2019, Chính quyền Nhân dân thành phố Bắc Kinh trụ sở quận Đông Thành chính thức di dời về Thông Châu.[24] Vào ngày 11 tháng 1, các cơ quan chủ lực gồm Thành ủy Bắc Kinh, Chính phủ Bắc Kinh, Nhân Đại Bắc Kinh, Chính Hiệp Bắc Kinh chính thức đặt trụ sở mới, là Khu Phó trung tâm thành thị Bắc Kinh.[25][26]

Danh sách Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1949 đến nay, Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh có 16 Thị trưởng Chính phủ Nhân dân.

STT Họ tên Quê quán Sinh năm Nhiệm kỳ Chức vụ về sau (gồm hiện) quan trọng Chức vụ trước, tình trạng
Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Bình (1948 - 1949)
1 Diệp Kiếm Anh[27] Mai Huyện

Quảng Đông.

1897 - 1986 12/1948 - 09/1949 Nguyên thủ quốc gia hạng cận tối cao (1978 - 1983),

Thập đại Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (1978 - 1983),

Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa X, XI, XII (vị trí thứ hai),

Nguyên Phó Chủ tịch thứ nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Phó Chú tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc,

Nguyên Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông,

Nguyên Tổng Thư ký Quân ủy Trung ương Trung Quốc,

Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Phân cục Hoa Đông Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông,

Nguyên Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Trung Quốc.

Nhà cách mạng, Nhà quân sự,

Lãnh đạo quốc gia, Thị trưởng Bắc Bình đầu tiên,

Tỉnh trưởng Quảng Đông đầu tiên,

qua đời năm 1986 tại Bắc Kinh.

2 Nhiếp Vinh Trăn[28] 聂荣臻 Tứ Xuyên

nay Trùng Khánh

1899 - 1992 09/1949 Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Thập Đại). Qua đời năm 1992 tại Bắc Kinh.
Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh (1949 - 1955)
2 Nhiếp Vinh Trăn[28] 聂荣臻 Tứ Xuyên

nay Trùng Khánh

1899 - 1992 09/1949 - 02/1951 Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Thập Đại),

Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VIII, XI, XII,

Nguyên Phó Tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc,

Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc,

Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Quân ủy Trung ương Đảng,

Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc (đã giải thể).

Lãnh đạo Bắc Kinh đầu tiên.

Nhà quân sự, Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Qua đời năm 1992 tại Bắc Kinh.

3 Bành Chân[29] 彭真 Lâm Phần Sơn Tây 1902 - 1997 02/1951 - 08/1954 Nguyên Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Phó Ủy viên trưởng thứ nhất. Qua đời năm 1998 tại Bắc Kinh.
Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Kinh (1955 - 1968)
3 Bành Chân[29]

彭真

Lâm Phần Sơn Tây 1902 - 1997 08/1954 - 05/1966 Nguyên Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Phó Ủy viên trưởng thứ nhất,

Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VII, VIII, XI, XII,

Nguyên Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Trưởng Ban Tổ chức Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Lãnh đạo Quốc gia Ủy viên trưởng Nhân Đại (1983 - 1988).

Qua đời năm 1998 tại Bắc Kinh.

4 Ngô Đức[30] 吴德 Phong Nhuận

Hà Bắc

1913 - 1995 05/1966 - 04/1967 Nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm.

Qua đời năm 1995 tại Bắc Kinh.
Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Bắc Kinh (1967 - 1980)
5 Tạ Phú Trị[31] 谢富治 Hoàng Cương

Hồ Bắc

1909 - 1972 04/1967 - 03/1972 Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VIII,

Nguyên Phó Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Bộ trưởng Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.

Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Qua đời năm 1972 tại Bắc Kinh.

4 Ngô Đức[30]

吴德

Phong Nhuận

Hà Bắc

1913 - 1995 03/1972 - 10/1978 Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI,

Nguyên Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc,

Nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm,

Nguyên Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thiên Tân.

Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Qua đời năm 1995 tại Bắc Kinh.

6 Lâm Hồ Gia[32] 林乎加 Trường Đảo

Sơn Đông

1916 - 2018 10/1978 - 12/1978 Nguyên Bí thư thứ nhất Thành ủy thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Bí thư thứ nhất Thành ủy thành phố Thiên Tân,

Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

Qua đời năm 2018 tại Bắc Kinh.
Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh (1980 đến nay)
6 Lâm Hồ Gia[32] 林乎加 Trường Đảo

Sơn Đông

1916 - 2018 12/1978 - 01/1981 Nguyên Bí thư thứ nhất Thành ủy thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Bí thư thứ nhất Thành ủy thành phố Thiên Tân,

Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

Qua đời năm 2018 tại Bắc Kinh.
7 Tiêu Nhược Ngu[33] 焦若愚 Bình Đính Sơn

Hà Nam

1915 - 2020 01/1981 - 03/1983 Nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Trung Quốc (đã giải thể),

Nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Triều Tiên, Iran, Peru.

Qua đời năm 2020 tại Bắc Kinh.
8 Trần Hy Đồng[34]

陈希同

Bắc Kinh 1930 - 2013 03/1983 - 02/1993 Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI,

Nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Ủy viên Quốc vụ.

Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Bị khai trừ vì tham nhũng. Qua đời năm 2013 tại Bắc Kinh.

9 Lý Kì Viêm[13] 李其炎 Tế Hà

Sơn Đông

1938 02/1993 - 10/1996 Nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động Trung Quốc (nay là Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc). Trước đó là Phó Bí thư Bắc Kinh.
10 Giả Khánh Lâm[35]

贾庆林

Thương Châu

Hà Bắc

1940 10/1996 - 02/1997

(kiêm quyền 1997

1999)

Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (vị trí thứ tư khóa XVI, XVII),

Nguyên Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến,

Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Phúc Kiến.

Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ tư 2003 - 2013.

Chủ tịch Chính Hiệp.

11 Lưu Kỳ[18] 刘淇 Thường Châu

Giang Tô

1942 02/1999 - 01/2003 Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI, XVII,

Nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Luyện kim Trung Quốc (đã giải thể),

Nguyên Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2008.

Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Bí thư Bắc Kinh 2002 - 2012.

12 Mạnh Học Nông[14] 孟学农 Bồng Lai

Sơn Đông

1949 01/2003 - 04/2003 Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Tây.

Nguyên Phó Bí thư Cơ cấu trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế Xã hội, Chính Hiệp Trung Quốc.

Từ chức vì Sự kiện SARS.
13 Vương Kỳ Sơn[19]

王岐山

Thanh Đảo

Sơn Đông

1948 04/2003 - 11/2007 Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (vị trí thứ sáu khóa XVIII),

Nguyên Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Phó Tổng lý Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Nam.

Lãnh đạo Quốc gia vị trí thứ sáu 2012 - 2017.

Hiện là Phó Chủ tịch Trung Quốc.

14 Quách Kim Long[20] 郭金龙 Nam Kinh

Giang Tô

1947 11/2007 - 07/2012 Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII,

Nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh An Huy,

Nguyên Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng.

Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Bí thư Bắc Kinh 2012 - 2017.

15 Vương An Thuận[15]

王安顺

Tân HươngHà Nam 1957 07/2012 - 10/2016 Nguyên Bí thư Đảng ủy Trung tâm Nghiên cứu phát triển, Quốc vụ viện.

Nguyên Chủ tịch Chính Hiệp Bắc Kinh.

Trước đó là Phó Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh.
16 Thái Kỳ[21] 蔡奇 Vưu Khê

Phúc Kiến

1955 10/2016 - 05/2017 Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 (2017-2022),

Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh.

Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia.

Bí thư Bắc Kinh hiện tại.

17 Trần Cát Ninh.[1] Cái Châu

Liêu Ninh

1964 05/2017 - Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Phó Bí thư Thành ủy thành phố Bắc Kinh,

Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh,

Nguyên Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa.

Trước đó là Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tên gọi khác của chức vụ Thị trưởng Chính phủ Nhân dân

[sửa | sửa mã nguồn]
Bắc Kinh

Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh (1949 - 1955)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhiếp Vinh Trăn, Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh (1949 - 1951).
  • Bành Chân, Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh (1951 - 1954).

Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Kinh (1955 - 1967)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bành Chân, Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Kinh (1954 - 1966).
  • Ngô Đức, Thị trưởng Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Kinh (1966 - 1967).

Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Bắc Kinh (1967 - 1979)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tạ Phú Trị, Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Bắc Kinh (1967 - 1972).
  • Ngô Đức, Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Bắc Kinh (1972 - 1978).
  • Lâm Hồ Gia, Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng thành phố Bắc Kinh (1978).

Các lãnh đạo quốc gia Trung Quốc từng là Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Bắc Kinh

Bắc Kinh, thành phố thủ đô nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa từ khi nước được thành lập cho đến nay. Thị trưởng Bắc Kinh là vị trí lãnh đạo hành chính thành phố, đứng ở vị trí thứ hai, chỉ sau Bí thư Bắc Kinh. Từ năm 1949 đến 2020, Bắc Kinh có tổng cộng 17 Thị trưởng, có 9/17 Thị trưởng sau đó thăng cấp trở thành Bí thư Bắc Kinh. Trong số 16 Thị trưởng đó, có tới bốn người sau đó trở thành Lãnh đạo Quốc gia, đó là:

Có tới bảy người là Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia hay chức vụ cấp Phó Quốc gia về sau, đó là:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Tiểu sử Trần Cát Ninh”. New Sina. Truy cập Ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ “华北人民政府旧址 (Chính phủ Nhân dân Hoa Bắc – thời cũ) (tiếng Trung). Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Bắc. ngày 8 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  3. ^ “华北人民政府的平山岁月 (Chính phủ nhân dân Bắc Trung Quốc) (tiếng Trung). Thạch Gia Trang daily. ngày 5 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  4. ^ “华北建政:为中央人民政府肇基 (Xây dựng Bắc Trung Quốc: Dành cho Chính phủ Nhân dân Trung ương) (tiếng Trung). Bắc Kinh Điền. ngày 29 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  5. ^ “北 平 市 政 府 (Bắc Bình thị Chính phủ) (tiếng Trung). DA Beijing. ngày 30 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  6. ^ “Nhiếp Vĩnh Trăn (tiếng Trung Quốc: 聂荣臻, Bính âm Hán ngữ: Nièróngzhēn, tiếng Latinh: Nie Rongzhen, tự là Phúc Biền, biệt danh là Song Toàn. 1989 – 1992). 聂荣臻 (中华人民共和国十大元帅之一)(tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  7. ^ “Bành Chân (tiếng Trung Quốc: 彭真, Bính âm Hán ngữ: Péng zhēn, tiếng Latinh: Peng Zhen, tên cũ là Phó Mậu Cung – 傅懋恭.). 彭真 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  8. ^ “Ngô Đức, Ủy viên Bộ Chính trị (tiếng Trung Quốc: 吴德, Bính âm Hán ngữ: Wú dé, tiếng Latinh: Wu De, tên cũ: Lý Xuân Hoa – 李春华. 1902 – 1997). 吴德 (中共中央政治局原委员) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  9. ^ “Tạ Phú Trị (tiếng Trung Quốc: 谢富治, Bính âm Hán ngữ: Xiè fùzhì, tiếng Latinh: Xie Fuzhi. 1909 – 1972). 谢富治 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  10. ^ “Lâm Hồ Gia (tiếng Trung Quốc: 林乎加, Bính âm Hán ngữ: Lín hū jiā, tiếng Latinh: Lin Hujia. 1916 – 2018). 林乎加 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ “毛主席八次接见红卫兵的组织工作 (Cuộc họp lần thứ tám của Chủ tịch Mao với tổ chức Hồng vệ binh) (tiếng Trung). Đảng Cộng sản Trung Quốc. ngày 22 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ “Tiêu Nhược Ngu (tiếng Trung Quốc: 焦若愚, Bính âm Hán ngữ: Jiāoruòyú, tiếng Latinh: Jiao Ruoyu. 1915 – 2020). 焦若愚 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  13. ^ a b “Lý Kì Viêm (tiếng Trung Quốc: 李其炎, Bính âm Hán ngữ: Lǐqíyán, tiếng Latinh: Li Qiyan. 1938). 李其炎 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  14. ^ a b “Mạnh Học Nông (tiếng Trung Quốc: 孟学农, Bính âm Hán ngữ: Mèngxuénóng, tiếng Latinh: Meng Xuenong. 1949). 孟学农 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  15. ^ a b “Vương An Thuận, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc vụ viện (tiếng Trung Quốc: 王安顺, Bính âm Hán ngữ: Wáng ānshùn, tiếng Latinh: Wang Anshun. 1957). 王安顺 (国务院发展研究中心副主任、党组成员)(tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  16. ^ “Trần Hy Đồng (tiếng Trung Quốc: 陈希同, Bính âm Hán ngữ: Chénxītóng, tiếng Latinh: Chen Xitong. 1930 – 2013). 陈希同 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  17. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0611
  18. ^ a b c “Lưu Kỳ (tiếng Trung Quốc: 刘淇, Bính âm Hán ngữ: Liúqí, tiếng Latinh: Liu Qi. 1942). 刘淇 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  19. ^ a b c “Vương Kỳ Sơn (tiếng Trung Quốc: 王岐山, Bính âm Hán ngữ: Wáng qíshān, tiếng Latinh: Wang Qishan. 1948). 王岐山 (tiếng Trung)”. Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  20. ^ a b c “Quách Kim Long (tiếng Trung Quốc: 郭金龙, Bính âm Hán ngữ: Wáng qíshān, tiếng Latinh: Guo Jinlong. 1947). 郭金龙 (tiếng Trung)". Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  21. ^ a b c “Thái Kỳ (tiếng Trung Quốc: 蔡奇, Bính âm Hán ngữ: Càiqí, tiếng Latinh: Cai Qi. 1955). 蔡奇 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  22. ^ “雄伟!北京市政府新大楼开始揭开"面纱" (Hùng vĩ! Hùng vĩ! Tòa nhà mới của Chính quyền thành phố Bắc Kinh bắt đầu hé lộ"bức màn"(tiếng Trung). IFeng – Truyền thông Phượng Hoàng. ngày 7 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  23. ^ “北京机构改革方案获批 今年底市级党政机构调整到位 (Kế hoạch cải cách thể chế Bắc Kinh đã được phê duyệt vào cuối năm nay) (tiếng Trung). New Beijing. ngày 10 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  24. ^ “北京市人民政府摘牌 城市副中心行政办公区将启用 (Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh chuyển dời về Khu Phó trung tâm thành thị Bắc Kinh) (tiếng Trung). Sina – Tân mạng. ngày 10 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  25. ^ “北京市政府机关搬迁至通州区 即日起在新址办公 (Cơ quan chính quyền Bắc Kinh chuyển đến quận Thông Châu) (tiếng Trung). Sina – Tân mạng. ngày 11 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  26. ^ “北京市级行政中心正式迁入城市副中心 蔡奇陈吉宁李伟吉林出席升旗仪式并揭牌 (Trung tâm hành chính Bắc Kinh chính thức chuyển vào trung tâm đô thị, lãnh đạo Thái Kỳ, Trần Cát Ninh tham dự lễ chào cờ và khánh thành) (tiếng Trung). Shilingdao. ngày 11 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  27. ^ a b “Diệp Kiếm Anh”. Baike Baidu. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2019.
  28. ^ a b c “Nhiếp Vĩnh Trăn (tiếng Trung Quốc: 聂荣臻, Bính âm Hán ngữ: Nièróngzhēn, tiếng Latinh: Nie Rongzhen, tự là Phúc Biền, biệt danh là Song Toàn. 1989 - 1992). 聂荣臻 (中华人民共和国十大元帅之一)(tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  29. ^ a b c “Bành Chân (tiếng Trung Quốc: 彭真, Bính âm Hán ngữ: Péng zhēn, tiếng Latinh: Peng Zhen, tên cũ là Phó Mậu Cung - 傅懋恭.). 彭真 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  30. ^ a b “Ngô Đức, Ủy viên Bộ Chính trị (tiếng Trung Quốc: 吴德, Bính âm Hán ngữ: Wú dé, tiếng Latinh: Wu De, tên cũ: Lý Xuân Hoa - 李春华. 1902 - 1997). 吴德 (中共中央政治局原委员) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  31. ^ a b “Tạ Phú Trị (tiếng Trung Quốc: 谢富治, Bính âm Hán ngữ: Xiè fùzhì, tiếng Latinh: Xie Fuzhi. 1909 - 1972). 谢富治 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  32. ^ a b “Lâm Hồ Gia (tiếng Trung Quốc: 林乎加, Bính âm Hán ngữ: Lín hū jiā, tiếng Latinh: Lin Hujia. 1916 - 2018). 林乎加 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  33. ^ “Tiêu Nhược Ngu (tiếng Trung Quốc: 焦若愚, Bính âm Hán ngữ: Jiāoruòyú, tiếng Latinh: Jiao Ruoyu. 1915 - 2020). 焦若愚 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  34. ^ a b “Trần Hy Đồng (tiếng Trung Quốc: 陈希同, Bính âm Hán ngữ: Chénxītóng, tiếng Latinh: Chen Xitong. 1930 - 2013). 陈希同 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2020.
  35. ^ a b “Tiểu sử Giả Khánh Lâm”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2019. Truy cập Ngày 4 tháng 11 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]