Bước tới nội dung

Thủ tướng Sri Lanka

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thủ tướng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka (tiếng Sinhala: ශ්‍රී ලංකා අග්‍රාමාත්‍ය; Tiếng Tamil: இலங்கை

Thủ tướng Sri Lanka
ශ්‍රී ලංකා අග්‍රාමාත්‍ය
இலங்கை பிரதமர்
Đương nhiệm
vacant

từ 24 tháng 9 năm 2024
Kính ngữ
Cương vịĐứng đầu Chính phủ
Thành viên của
  • Nội các
  • Hội đồng An ninh Quốc gia
  • Quốc hội
Báo cáo tớiTổng thống
Quốc hội
Dinh thựTemple Trees
Trụ sởSri Jayawardenapura Kotte
Đề cử bởiQuốc hội
Bổ nhiệm bởiTổng thống Sri Lanka
Nhiệm kỳ5 năm
Tuân theoHiến pháp
Tiền thânThư ký Hành pháp Ceylon
Người đầu tiên nhậm chứcDon Stephen Senanayake
Thành lập14 tháng 10 năm 1947; 77 năm trước (1947-10-14)
WebsitePrime Minister's Office

பிரதமர்) là người đứng đầu chính phủ Sri Lanka. Đây là vị trí có quyền lực thứ hai trong cơ quan hành pháp sau chức vụ Tổng thống, là người lãnh đạo chính phủ theo Hiến pháp[1]. Nhìn chung, Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội về các chính sách và chương trình hành động.

Thủ tướng đương nhiệm là Dinesh Gunawardena, nhậm chức ngày 22 tháng 7 năm 2022[2], sau khi người tiền nhiệm Ranil Wickremesinghe tuyên thệ nhậm chức Tổng thống trước đó.

Bổ nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoản 3, điều 43, chương VIII của Hiến pháp Sri Lanka viết:

"The President shall appoint as Prime Minister the Member of Parliament who in his opinion is most likely to command the confidence of Parliament."

Tạm dịch:

"Tổng thống sẽ bổ nhiệm Thủ tướng trong số các nghị sĩ Quốc hội, người mà ông cho rằng "có khả năng giành được sự tín nhiệm của Quốc hội".

Quyền hạn và vai trò

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiến pháp Soulbury vào năm 1947 thiết lập chức vụ Thủ tướng như là người đứng đầu chính phủ trong hệ thống Westminster. Năm 1978, theo sửa đổi thứ hai của Hiến pháp Cộng hòa năm 1972, nhiều quyền hạn của Thủ tướng được chuyển cho chức vụ Tổng thống, chuyển đổi từ thể chế thể chế đại nghị sang thể chế bán tổng thống. Nó dẫn đến việc Thủ tướng từ lãnh đạo Chính phủ trở thành thành viên cấp cao nhất trong nội các bộ trưởng, đồng thời là người kế nhiệm Tổng thống. Thủ tướng trên thực tế sẽ là Phó Tổng thống nếu cả hai đều thuộc cùng một đảng chính trị. Trong một số trường hợp nhất định, khi tổng thống không thuộc đảng đa số trong Quốc hội hoặc Chính phủ đoàn kết Quốc gia được thành lập, Thủ tướng sẽ được bổ nhiệm từ một đảng khác với Tổng thống, và Thủ tướng sẽ đóng vai trò lãnh đạo chính phủ trên thực tế. Vào năm 2015, Tu chính án 19 đã khôi phục một số quyền hạn nhất định cho Thủ tướng.

Thủ tướng đứng thứ hai theo thứ tự ưu tiên sau Tổng thống và người đứng đầu nội các bộ trưởng. Thủ tướng cũng là thành viên của Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng An ninh Quốc gia và thành viên cao cấp nhất của nội các bộ trưởng.[3]

Người đứng đầu nội các bộ trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Với tư cách là người đứng đầu nội các bộ trưởng, Thủ tướng có các quyền:

a/ Xác định số lượng các Bộ trưởng Nội các và các Bộ và phân công các đối tượng.

b/ Xác định số lượng các bộ trưởng không thuộc nội các và các bộ và phân công các đối tượng.

Khoản 1, điều 44, chương VIII, Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka.

Cố vấn chính cho tổng thống

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hiến pháp, Thủ tướng nắm quyền chính thức để tư vấn cho Tổng thống về:

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc chấp nhận việc từ chức của các bộ trưởng nội các và các bộ trưởng không thuộc nội các.

- Thay đổi đối tượng được giao cho các bộ trưởng nội các.

Kế vị tổng thống

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hiến pháp, nếu chức vụ Tổng thống bị bỏ trống, Thủ tướng sẽ trở thành quyền Tổng thống khi chức vụ này bị bỏ trống cho đến khi có Tổng thống mới. Nếu chức vụ Thủ tướng cũng bị bỏ trống hoặc Thủ tướng không thể tạm quyền, Chủ tịch Quốc hội sẽ thay thế chức vụ Tổng thống.[4]

Tổng thống có thể bổ nhiệm Thủ tướng thực hiện và giải quyết các quyền, nhiệm vụ, chức năng của Văn phòng Tổng thống trong thời gian vị này vắng mặt do sức khỏe hoặc rời bỏ đất nước.

Lịch sử chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụ Thủ tướng được tạo ra vào năm 1947 khi Ceylon (Tích Lan) giành được quyền tự trị với sự hình thành của Liên minh Ceylon theo khuyến nghị của Ủy ban Soulbury theo Đạo luật Độc lập của Ceylon, năm 1947 và Lệnh của Ceylon (Hiến pháp và Độc lập) trong Hội đồng năm 1947, thay thế chức vụ Thư ký Hành pháp của Ceylon. D. S. Senanayake, lãnh đạo của Đảng Quốc gia Thống nhất mới thành lập trở thành Thủ tướng đầu tiên, tiếp tục giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng.

Năm 1972, khi Ceylon trở thành một nước cộng hòa và thay đổi quốc hiệu thì chức vụ này cũng được đổi thành Thủ tướng Sri Lanka. Chính phủ dựa trên hệ thống Westminster được thành lập với Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, và cũng là chức vụ chính trị quyền lực nhất của đất nước vào thời điểm đó. Điều này đã thay đổi với sự thay đổi hiến pháp vào năm 1978, khi chế độ tổng thống hành pháp được tạo ra, khiến Tổng thống vừa là Nguyên thủ quốc gia vừa là Người đứng đầu chính phủ.

Cho đến năm 1978, Thủ tướng đồng thời là bộ trưởng quốc phòng và đối ngoại. Thủ tướng được tổng thống bổ nhiệm làm thành viên nội các bộ trưởng. Trong trường hợp chức vụ của Tổng thống bị bỏ trống, Thủ tướng sẽ trở thành quyền tổng thống cho đến khi Quốc hội triệu tập để bầu người kế nhiệm hoặc các cuộc bầu cử mới sẽ được tổ chức để bầu ra tổng thống mới. Đây là trường hợp của H.E. Tổng thống Dingiri Banda Wijetunge. Lãnh đạo UNP Ranil Wickremesinghe đã sáu lần giữ chức thủ tướng, trong khi cựu lãnh đạo UNP Dudley Senanayake và cựu lãnh đạo Đảng Tự do Sri Lanka Sirimavo Bandaranaike từng được bổ nhiệm lần lượt bốn và ba lần vào vị trí này. Với việc thông qua Tu chính án 19 vào năm 2015, Thủ tướng được trao nhiều quyền hạn hơn khi bổ nhiệm các bộ trưởng và lãnh đạo nội các.

Danh sách Thủ tướng Sri Lanka

[sửa | sửa mã nguồn]
No. Chân dung Tên

(Sinh–Mất) Đơn vị bầu cử

Nhiệm kỳ

Kỳ bầu cử Thời gian tại nhiệm

Kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng khác khi đương chức Thủ tướng Đảng phái

(Liên minh)

Nội các Tham khảo
1 Don Stephen Senanayakeදොන් ස්ටීවන් සේනානායකடான் ஸ்டீபன் சேனாநாயக்க

(1883–1952) Mirigama

24 tháng 91947 22 tháng 31952 Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng United National Party D. S. Senanayake 1st [5]
1947
4 năm, 5 tháng và 27 ngày
Thủ tướng đầu tiên của Ceylon. Đất nước giành độc lập từ Vương quốc Anh trong thời gian ông nắm quyền.[6]
2 Dudley Senanayakeඩඩ්ලි සේනානායකடட்லி சேனநாயக்கா

(1911–1973) Dedigama

26 tháng 31952 12 tháng 101953 Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòngBộ trưởng Đất và Nông nghiệpBộ trưởng Y tế và Chính quyền Địa phương United National Party Dudley Senanayake I 1st2nd [5]
1952
1 năm, 6 tháng và 16 ngày
Được bổ nhiệm làm Thủ tướng sau cái chết của cha ông, D. S. Senanayake. Đảng của ông đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào tháng 6 năm 1952, và ông tiếp tục tại vị mà không cần bổ nhiệm lại. Dudley Senanayake từ chức năm 1953.[7]
3 Sir John Kotelawala ශ්‍රිමත් ජෝන් කොතලාවල

சேர் ஜோன் கொத்தலாவலை CH, KBE, KStJ, CLI(1897–1980)Dodangaslanda

12 tháng 101953 12 tháng 41956 Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòngBộ trưởng Giao thông và Lao động United National Party Kotelawala 2nd [5]
 —
2 năm và 6 tháng
Sri Lanka gia nhập Liên Hợp Quốc dưới sự lãnh đạo của Kotelawala.
4 S.W.R.D. Bandaranaike

සොලමන් වෙස්ට් රිජ්වේ ඩයස් බණ්ඩාරනායක சாலமன் வெஸ்ட் ரிட்ஜ்வே டயஸ் பண்டாரநாயக்கா (1899–1959) Attanagalla

12 tháng 41956 26 tháng 91959† Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Sri Lanka Freedom Party(Mahajana Eksath Peramuna) S. W. R. D. Bandaranaike 3rd [5]
1956
3 năm, 5 tháng và 14 ngày
Bandaranaike đã thay đổi ngôn ngữ chính thức của đất nước từ tiếng Anh sang tiếng Sinhalese. Ông bị ám sát trước khi hết nhiệm kỳ.[8]
5 Wijeyananda Dahanayake

විජයානන්ද දහනායක விஜயானந்த தகநாயக்கா (1902–1997) Galle

26 tháng 91959 20 tháng 31960 Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mahajana Eksath Peramuna Dahanayake 3rd [5]
 —
5 tháng và 23 ngày
Dahanayake được bổ nhiệm sau vụ ám sát Bandaranaike. Tuy nhiên, sau những bất đồng với các thành viên trong chính phủ và đảng của mình, ông buộc phải giải tán quốc hội.[9]
(2) Dudley Senanayake

ඩඩ්ලි සේනානායක டட்லி சேனநாயக்கா (1911–1973) Dedigama

21 tháng 31960 21 tháng 71960 Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng United National Party Dudley Senanayake II 4th [5]
March 1960
4 tháng
Chính phủ của Senanayake đã bị đánh bại sau một tháng. Senanayake tiếp tục giữ chức thủ tướng cho đến ngày 21 tháng 7 năm 1960.
6 Sirimavo Bandaranaike

සිරිමාවො රත්වත්තේ ඩයස් බණ්ඩාරනායක சிறிமா ரத்வத்தே டயஸ் பண்டாரநாயக்கே (1916–2000)

21 tháng 71960 25 tháng 31965 Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Sri Lanka Freedom Party Sirimavo Bandaranaike I 5th [5]
July 1960
4 năm, 8 tháng và 4 ngày
Sirimavo Bandaranaike là nữ thủ tướng đầu tiên trên thế giới. Bà không phải là thành viên Quốc hội tại thời điểm được bổ nhiệm và được bổ nhiệm vào Thượng viện vào ngày 2 tháng 8 năm 1960.
(2) Dudley Senanayake

ඩඩ්ලි සේනානායක டட்லி சேனநாயக்கா (1911–1973) Dedigama

25 tháng 31965 29 tháng 51970 Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng United National Party Dudley Senanayake III 6th [5]
1965
5 năm, 2 tháng và 4 ngày
Senanayake được bầu làm thủ tướng lần thứ ba, khi đảng của ông thành lập chính phủ với sự giúp đỡ của sáu đảng khác, sau một cuộc bầu cử không đưa ra đa số rõ ràng cho bất kỳ đảng nào. Lĩnh vực nông nghiệp được ưu tiên cao trong nhiệm kỳ của ông.[10]
(6) Sirimavo Bandaranaikeසිරිමාවො රත්වත්තේ ඩයස් බණ්ඩාරනායකசிறிமா ரத்வத்தே டயஸ் பண்டாரநாயக்கே

(1916–2000) Attanagalla

29 tháng 51970 23 tháng 71977 Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòngBộ trưởng Kế hoạch và Việc làm Sri Lanka Freedom Party Sirimavo Bandaranaike II 7th [5]
1970
7 năm, 1 tháng và 24 ngày
Sirimavo Bandaranaike tuyên bố đất nước là một nước cộng hòa, và tên của nó được đổi từ Ceylon thành Sri Lanka. Quốc hữu hóa nhiều công ty trong lĩnh vực trồng rừng và áp đặt các hạn chế đối với một số mặt hàng nhập khẩu. Điều này dẫn đến sự đi xuống của nền kinh tế đất nước, và bà đã bị đánh bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1977, với các cáo buộc tham nhũng, sau đó dẫn đến việc bà bị trục xuất khỏi Quốc hội.[11]
7 J.R. Jayewardene

ජුනියස් රිචඩ් ජයවර්ධන ஜூனியஸ் ரிச்சட் ஜயவர்தனா (1906–1996) Colombo West

23 tháng 71977 4 tháng 21978 Bộ trưởng Quốc phòngBộ trưởng Bộ Kế hoạch & Kinh tế

Bộ trưởng Thực hiện Kế hoạch

United National Party Jayewardene 8th [5]
1977
6 tháng và 12 ngày
Giới thiệu chức vụ Tổng thống hành pháp vào năm 1978 và trở thành Tổng thống.[12]
8 Ranasinghe Premadasa

රණසිංහ ප්‍රේමදාස ரணசிங்க பிரேமதாசா (1924–1993) Colombo Central

6 tháng 21978 2 tháng 11989 Bộ trưởng Bộ Chính quyền địa phương, Nhà ở và Xây dựng United National Party Jayewardene 8th [5]
 —
10 năm, 10 tháng và 27 ngày
Là thủ tướng đầu tiên được bổ nhiệm sau những thay đổi hiến pháp năm 1978, với quyền hạn của vị trí bị giảm đáng kể.[13]
9 Dingiri Banda Wijetunga

ඩිංගිරි බණ්ඩා විජේතුංග டிங்கிரி பண்ட விஜேதுங்க (1916–2008) Kandy

6 tháng 31989 7 tháng 51993 Bộ trưởng Tài chínhBộ trưởng Bộ Lao động và Đào tạo nghề United National Party Premadasa 9th [5]
1989
4 năm, 2 tháng và 1 ngày
Được bổ nhiệm trong một động thái bất ngờ bởi Tổng thống Ranasinghe Premadasa. Bản thân Wijetunge cũng ngạc nhiên trước quyết định bổ nhiệm. Ông từ chức vào ngày 28 tháng 3 năm 1990 nhưng được bổ nhiệm lại hai ngày sau đó, vào ngày 30 tháng 3 năm 1990.
10 Ranil Wickremesingheරනිල් වික්‍රමසිංහரணில் விக்ரமசிங்க

(1949–) Gampaha

7 tháng 51993 19 tháng 81994 United National Party Wijetunga 9th [5]
 —
1 năm, 3 tháng và 12 ngày
Được bổ nhiệm làm thủ tướng khi Wijetunge được bổ nhiệm làm tổng thống Sri Lanka, sau vụ ám sát cựu tổng thống Ranasinghe Premadasa.
11 Chandrika Kumaratungaචන්ද්‍රිකා බණ්ඩාරනායක කුමාරතුංගசந்திரிகா பண்டாரநாயக்கே குமாரதுங்கா

(1945–) Gampaha

19 tháng 81994 12 tháng 111994 Sri Lanka Freedom Party(People's Alliance) Wijetunga 10th [5]
1994
2 tháng và 24 ngày
Từng giữ chức thủ tướng Sri Lanka trong một thời gian ngắn, trước khi tham gia cuộc bầu cử tổng thống năm 1994 và được bầu làm tổng thống.[14]
(6) Sirimavo Bandaranaikeසිරිමාවො රත්වත්තේ ඩයස් බණ්ඩාරනායකசிறிமா ரத்வத்தே டயஸ் பண்டாரநாயக்கே

(1916–2000) National List

14 November1994 9 August2000 Sri Lanka Freedom Party(People's Alliance) Kumaratunga 10th [5]
 —
5 năm, 8 tháng và 26 ngày
Sirimavo Bandaranaike được bổ nhiệm làm thủ tướng khi Chandrika Kumaratunga được bổ nhiệm làm tổng thống Sri Lanka. Bà từ chức vào năm 2000.
12 Ratnasiri Wickremanayakeරත්නසිරි වික්‍රමනායකரத்னசிறி விக்கிரமநாயக்க

(1933–2016) Kalutara

10 tháng 82000 7 tháng 122001 Sri Lanka Freedom Party(People's Alliance) Kumaratunga 10th11th [5]
2000
1 năm, 3 tháng và 27 ngày
Wickremanayake đảm nhận chức vụ thủ tướng sau khi Sirimavo Bandaranaike từ chức.[15]
(10) Ranil Wickremesingheරනිල් වික්‍රමසිංහரணில் விக்ரமசிங்க

(1949–) Colombo

9 tháng 122001 6 tháng 42004 United National Party(United National Front) Kumaratunga 12th [5]
2001
2 năm, 3 tháng và 28 ngày
Nhiệm kỳ của Wickremesinghe kết thúc sớm khi Tổng thống Chandrika Kumaratunga giải tán chính phủ của ông và kêu gọi tổng tuyển cử vào năm 2004.[16]
13 Mahinda Rajapaksa

මහින්ද රාජපක්ෂ மகிந்த ராசபக்ச (1945–) Hambantota

6 tháng 42004 19 tháng 112005 Bộ trưởng Đường Cao tốc Sri Lanka Freedom Party(United People's Freedom Alliance) Kumaratunga 13th [5]
2004
1 năm, 7 tháng và 13 ngày
Được bổ nhiệm làm thủ tướng của Nội các được thành lập sau cuộc bầu cử sau khi Tổng thống Chandrika Kumaratunga bãi nhiệm chính phủ của Wickremesinghe. Ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2005 và đảm nhận chức vụ tổng thống.[17]
(12) Ratnasiri Wickremanayakeරත්නසිරි වික්‍රමනායකரத்னசிறி விக்கிரமநாயக்க

(1933–2016) National List

19 tháng 112005 21 tháng 42010 Sri Lanka Freedom Party(United People's Freedom Alliance) Mahinda Rajapaksa 13th [5]
 —
4 năm, 5 tháng và 2 ngày
Được bổ nhiệm làm thủ tướng khi Rajapaksa nhậm chức tổng thống.[15]
14 D.M. Jayaratne

දිසානායක මුදියන්සේලාගේ ජයරත්න திசாநாயக்க முதியன்சேலாகே ஜயரத்ன (1931–2019) National List

21 tháng 42010 9 tháng 12015 Bộ trưởng Phật giáo và Các vấn đề Tôn giáo Sri Lanka Freedom Party(United People's Freedom Alliance) Mahinda Rajapaksa 14th [5]
2010
4 năm, 8 tháng và 19 ngày
Được bổ nhiệm làm thủ tướng sau cuộc bầu cử quốc hội tổ chức vào tháng 4 năm 2010 do Đảng Tự do đương nhiệm giành chiến thắng.
(10) Ranil Wickremesinghe

රනිල් වික්‍රමසිංහ ரணில் விக்ரமசிங்க (1949–) Colombo

9 tháng 12015 26 tháng 102018 Bộ trưởng Bộ Chính sách Quốc gia và Các vấn đề Kinh tế United National Party(United National Front for Good Governance) Sirisena I 14th [5]
2015 Sirisena II 15th
3 năm, 9 tháng và 17 ngày
Được Tổng thống Maithripala Sirisena bổ nhiệm làm thủ tướng sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2015 và tái đắc cử trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2015. Cuộc khủng hoảng hiến pháp Sri Lanka 2018
(13) Mahinda Rajapaksa

මහින්ද රාජපක්ෂ மகிந்த ராசபக்ச (1945–) Kurunegala (De facto)

26 tháng 102018 15 tháng 122018 Bộ trưởng Bộ Tài chính và Kinh tế Sri Lanka Podujana Peramuna Sirisena III 15th [5]
1 tháng và 19 ngày
Được bổ nhiệm bởi Sirisena, sau khi bất ngờ sa thải Wickremesinghe đương nhiệm. Nhiệm kỳ đã bị thách thức bởi Wickremesinghe và Sri Lanka có hai người tranh cử thủ tướng đồng thời. Không thực hiện được đa số phiếu ủng hộ trong nhà. Sau đó, từ chức, để mở đường cho Wickremesinghe. Nhiệm vụ của Tòa án Tối cao Sri Lanka đình chỉ. Cuộc khủng hoảng hiến pháp Sri Lanka 2018
(10) Ranil Wickremesingheරනිල් වික්‍රමසිංහரணில் விக்ரமசிங்க

(1949–) Colombo

16 tháng 122018 21 tháng 112019 Bộ trưởng Bộ Chính sách Quốc gia và Các vấn đề Kinh tế United National Party(United National Front for Good Governance) Sirisena IV 15th [5]
11 tháng và 5 ngày
Được phục hồi làm thủ tướng sau cuộc khủng hoảng hiến pháp Sri Lanka 2018.
(13) Mahinda Rajapaksa

මහින්ද රාජපක්ෂ மகிந்த ராசபக்ச (1945–) Kurunegala)

21 tháng 112019 9 tháng 52022 Minister of FinanceMinister of Urban Development & HousingMinister of Buddhasasana, Religious & Cultural Affairs Sri Lanka Podujana Peramuna Gotabaya Rajapaksa I 15th [5]
2020 Gotabaya Rajapaksa II 16th
2 năm, 5 tháng và 18 ngày Gotabaya Rajapaksa III
Được bổ nhiệm bởi Gotabaya Rajapaksa, sau khi Ranil Wickremesinghe từ chức sau cuộc bầu cử tổng thống Sri Lanka năm 2019 và được bổ nhiệm lại sau cuộc bầu cử quốc hội Sri Lanka năm 2020. Hầu hết nhiệm kỳ của ông đều vướng vào những cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế lớn. Từ chức giữa cuộc biểu tình năm 2022 ở Sri Lanka.
(10) Ranil Wickremesinghe

රනිල් වික්‍රමසිංහ ரணில் விக்ரமசிங்க (1949–) National List

12 tháng 52022 20 tháng 72022 Bộ trưởng Tài chính United National Party Gotabaya Rajapaksa IV 16th [5]
2 tháng và 8 ngày
Được bổ nhiệm bởi Gotabaya Rajapaksa, sau khi Mahinda Rajapaksa từ chức giữa cuộc khủng hoảng chính trị Sri Lanka năm 2022. Vào ngày 13 tháng 7 năm 2022, ông trở thành quyền tổng thống của nước cộng hòa khi Gotabaya Rajapaksa chạy trốn khỏi đất nước giữa các cuộc biểu tình và được bầu hoàn toàn làm tổng thống một tuần sau đó.
15 Dinesh Gunawardenaදිනේෂ් ගුණවර්ධනதினேஷ் குணவர்தன

(1949–) Colombo

22 tháng 72022 Incumbent Bộ trưởng Bộ Hành chính, Nội vụ, Hội đồng cấp tỉnh và Chính quyền địa phương Mahajana Eksath Peramuna

(Sri Lanka Podujana Peramuna)

Wickremesinghe 16th [5]
Bổ nhiệm bởi Ranil Wickramasinghe.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Constitution of the Democratic Socialist Republic of Sri Lanka” (PDF). tr. 37. Khoản 2, điều 43, chương VIII
  2. ^ “Tân Thủ tướng Sri Lanka cùng 17 bộ trưởng tuyên thệ nhậm chức”. Vietnam Plus.
  3. ^ “The Constitution of the Democratic Socialist Republic of Sri Lanka” (PDF). tr. 33.
  4. ^ “The Constitution of the Democratic Socialist Republic of Sri Lanka” (PDF). Mục (c), khoản 4, điều 31, chương VII
  5. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z “Prime Ministers”. Parliament.lk. Lưu trữ bản gốc 18 tháng 1 năm 2014. Truy cập 4 tháng 1 năm 2014.
  6. ^ "Senanayake, Don Stephen (1884–1952)" Lưu trữ 2009-05-27 tại Wayback Machine. The History Channel. Truy cập 2008-10-04.
  7. ^ Buddhika Kurukularatne (2007-06-19). "Dudley – the reluctant Prince" Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine. Daily Mirror. Truy cập 2008-10-04.
  8. ^ "Bandaranaike, Solomon West Ridgeway Dias". history.com. Truy cập 2008-10-04.
  9. ^ "Short Term" Lưu trữ 2012-10-26 tại Wayback Machine. Time. 1959-12-14. Truy cập 2008-10-11.
  10. ^ Neville de Silva. "A Prime Minister who knew his onions" Lưu trữ 2008-01-29 tại Wayback Machine. UK Lanka Times. Truy cập 2008-10-06.
  11. ^ "Sirimavo Bandaranaike: First woman premier" Lưu trữ 2017-12-06 tại Wayback Machine. BBC News. 2000-10-10. Truy cập 2008-10-04.
  12. ^ "Former Sri Lanka president dies, leaves mixed legacy" [liên kết hỏng]. CNN. 1996-11-01. Truy cập 2008-10-04.
  13. ^ Barbara Crossette (1988-12-21). "MAN IN THE NEWS: Ranasinghe Premadasa; Sri Lankan At the Top". The New York Times. Truy cập 2008-10-05.
  14. ^ "Hon Chandrika Bandaranaike Kumaratunga (1994–2005)" Lưu trữ 2004-06-03 tại Wayback Machine. The official website of the Government of Sri Lanka. Truy cập 2008-10-04.
  15. ^ a b V.S. Sambandan (2005-11-22). "Ratnasiri Wickremanayake appointed Sri Lankan Premier" Lưu trữ 2012-11-10 tại Wayback Machine. The Hindu. Truy cập 2008-10-04.
  16. ^ "Sri Lanka" Lưu trữ 2009-05-22 tại Wayback Machine. The History Channel. Truy cập 2008-10-04.
  17. ^ "President's Profile" Lưu trữ 2007-07-04 tại Wayback Machine. The President's Fund of Sri Lanka. Truy cập 2008-10-04.