Thực vật thân–rễ
Thực vật thân–rễ[2] (tiếng Anhː Cormophytes hay Cormophyta, từ tiếng Latinh cormus nghĩa là thân, từ tiếng Hy Lạp kormos cũng có nghĩa là thân) là "thực vật có cơ thể phân hóa thành rễ, thân, lá và thích nghi tốt với cuộc sống trên cạn, bao gồm Thực vật hoa ẩn có mạch và Thực vật có hạt."[3] Một cách định nghĩa khác, Thực vật thân–rễ là thực vật có cơ quan sinh dưỡng bao gồm ít nhất hai cơ quan thân và lá, có hoặc không có rễ.[1]
Thuật ngữ "cormophyte" có từ nửa đầu thế kỷ 19 từ sự phân loại của Stephan Endlicher, người đã tách giới Thực vật thành Thực vật tản (thallophytes) và Thực vật thân–rễ (cormophytes) trong tác phẩm Genera plantarum secundum ordines naturales disposita (1836-1840). Thuật ngữ này được sử dụng trong phân loại cổ điển của giới Thực vật, hiện nay đã lỗi thời, ít phổ biến so với từ đồng nghĩa mới hơn của nó là Embryophyta[4] và không còn vị trí trong cây phát sinh loài được chính thức hóa vào những năm 1960.
Những thực vật này khác với thực vật tản, có thân được gọi là tản và cơ thể đơn giản không chuyên hóa thành lá, thân và rễ như địa y, tảo đa bào và một số loài rêu tản.
Phát sinh loài
[sửa | sửa mã nguồn]Các đơn vị phân loại của thực vật Thực vật thân–rễ là:[4][5]
Cormophyta |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Jean-Claude Laberche (2010). Biologie végétale. Sciences Sup (bằng tiếng Pháp) (ấn bản thứ 3). Paris: Dunod. tr. 12. ISBN 978-2-10-054840-8.
- ^ Lê Mạnh Chiến, Lê Thị Hà, Nguyễn Thu Hiền, Trần Anh Kỳ, Nguyễn Hữu Ngọc, Nguyễn Văn Thân, Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Quang Toàn, Đặng Văn Sử (1997). Từ điển Sinh học Anh - Việt và Việt - Anh. Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật. tr. 179.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Lawrence E. (1999). Henderson's Dictionary of biological terms. London: Longman Group Ltd. ISBN 0-582-22708-9..
- ^ a b Aubert, Damien (2017). Classer le vivant: Les perspectives de la systématique évolutionniste moderne (bằng tiếng Pháp). Ellipses. ISBN 9782340017733.
- ^ Cavalier-Smith, Thomas (1998). “A revised six-kingdom system of life”. Biological Reviews. 73 (3): 203-266. doi:10.1017/S0006323198005167.