Tiếng Mân Bắc
tiếng Mân Bắc | |
---|---|
Ma̿ing-bă̤-ngṳ̌ | |
Sử dụng tại | Nam Trung Quốc, Hoa Kỳ (phần lớn ở California) |
Khu vực | Trung và Nam Phúc Kiến; Nam Bình và Hoa Kỳ (California) |
Tổng số người nói | 10,3 triệu |
Phân loại | Hệ ngôn ngữ Hán-Tạng
|
Hệ chữ viết | chữ Hán, La Mã hóa phương ngữ Kiến Ninh |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | zh |
chi (B) zho (T) | |
ISO 639-3 | mnp |
Tiếng Mân Bắc (giản thể: 闽北语; phồn thể: 閩北語; bính âm: Mǐnběiyǔ, La Mã hóa phương ngữ Kiến Ninh: Ma̿ing-bă̤-ngṳ̌) là một tập hợp các phương ngữ có thể hiểu lẫn nhau được của tiếng Mân được nói tại Nam Bình và Tây Bắc Phúc Kiến. Tiếng Trung ở Phúc Kiến theo truyền thống được chia ra tiếng Mân Nam và tiếng Mân Bắc. Tuy nhiên, các nhà phương ngữ học Mân chia tiếng Mân nhỏ hơn thành Mân Đông, Phủ Tiên, Mân Nam, Mân Trung và Mân Bắc[1]. Theo định nghĩa hẹp, Bắc Mân được đại diện bởi các phương ngữ của Thạch Bê (石陂, ở Huyện Phố Thành), Sùng An (崇安, ở thành phố cấp huyện Vũ Di Sơn), Hưng Điền (兴田, ở thành phố cấp huyện Vũ Di Sơn), Ngũ Phu (五夫, ở thành phố cấp huyện Vũ Di Sơn), Chính Hòa (ở Huyện Chính Hòa), Trấn Tiễn (镇前, ở Huyện Chính Hòa), Kiến Dương và Kiến Âu[1].
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Zev Handel (2003). “Northern Min Tone Values and the Reconstruction of Softened Initials” (PDF). Language and Linguistics. 4.1: 47–84. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2007.[liên kết hỏng]