Bước tới nội dung

Tiếng Shor

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Shor
шор тили, shor tili, тадар тили, tadar tili
Sử dụng tạiNga
Khu vựcKemerovo
Tổng số người nói2.800
Dân tộcNgười Shor
Phân loạiTurk
Hệ chữ viếtKirin
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cjs
Glottologshor1247[1]
ELPShor

Tiếng Shor (шор тили, тадар тили) là một ngôn ngữ Turk được nói bởi 2.800 người ở Gornaya Shoriya, tỉnh Kemerovo, Nga. Ngôn ngữ này bị suy giảm đáng kể từ cuối thập niên 1930 đến đầu thập niên 1980. Trong thời kỳ này, tiếng Shor không được viết cũng như sử dụng trong các trường học. Tuy nhiên, kể từ thập niên 1980 và 1990, tiếng Shor đã được phục hồi. Ngôn ngữ này hiện được giảng dạy tại chi nhánh Novokuznetsk của Đại học Quốc gia Kemerovo.

Giống như các ngôn ngữ láng giềng, tiếng Shor đã vay mượn nhiều từ tiếng Mông Cổtiếng Nga. Nó có hai phương ngữ chính là Mrassu và Kondoma, được đặt tên theo các thung lũng sông nơi chúng được sử dụng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ chữ viết Kirin của tiếng Shor được các nhà truyền giáo Cơ đốc giới thiệu vào giữa thế kỷ 19.

Năm 2005, Gennady Kostochakov đã xuất bản một tập thơ bằng tiếng Shor, có tựa đề "Tôi là nhà thơ người Shor cuối cùng" để nhấn mạnh tình trạng nguy cấp của ngôn ngữ này.[2] Vào năm 2017, bản dịch tiếng Shor của Alice ở xứ sở thần tiên đã được xuất bản.[3]

Hình thái và cú pháp học

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại từ nhân xưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Shor có bảy đại từ nhân xưng:

Số ít Số nhiều
Tiếng Shor Tiếng Việt Tiếng Shor Tiếng Việt
мен (men) tôi пис (pis) chúng tôi, chúng ta
сен (sen) bạn силер/слер (siler/sler) các bạn
ол (ol) anh ấy/cô ấy/nó ылар/лар, олар/алар (ılar/lar, olor/alar) họ (tương tự tiếng Thổ Nhĩ Kỳ "onlar")
пылар/плар (pılar/plar) họ (tương tự tiếng Thổ Nhĩ Kỳ "bunlar")

Âm vị học

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]
Trước Sau
không uốn môi uốn tròn môi không uốn môi uốn tròn môi
Đóng i ⟨и⟩

iː ⟨ии⟩

y ⟨ӱ⟩

yː ⟨ӱӱ⟩

ɯ ⟨ы⟩

ɯː ⟨ыы⟩

u ⟨у⟩

uː ⟨уу⟩

Giữa e ⟨e⟩

eː ⟨ee⟩

ø ⟨ö⟩

øː ⟨öö⟩

o ⟨o⟩

oː ⟨oo⟩

Mở a ⟨a⟩

aː ⟨aa⟩

Đôi môi Răng Vòm Ngạc mềm
Mũi m ⟨м⟩ n ⟨н⟩ ŋ ⟨ң⟩
Bật vô thanh p ⟨п⟩ t ⟨т⟩ c ⟨к⟩ k ⟨қ⟩
hữu thanh b ⟨б⟩ d ⟨д⟩ ɟ ⟨г⟩ ɡ ⟨ғ⟩
Tắc xát vô thanh tʃ ⟨ч⟩
hữu thanh dʒ ⟨ҷ⟩
Xát vô thanh s ⟨c⟩ ʃ ⟨ш⟩ x ⟨x⟩
hữu thanh z ⟨з⟩ ʒ ⟨ж⟩
Lỏng bên l ⟨л⟩
rho r ⟨p⟩
Tiếp cận j ⟨й⟩

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng chữ cái Kirin tiếng Shor:

А а Б б В в Г г Ғ ғ Д д Е е
Ё ё Ж ж З з И и Й й К к Қ қ
Л л М м Н н Ң ң О о Ӧ ӧ П п
Р р С с Т т У у Ӱ ӱ Ф ф Х х
Ц ц Ч ч Ш ш Щ щ Ъ ъ Ы ы Ь ь
Э э Ю ю Я я

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Shor”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “The dying fish swims in water”. The Economist. December 24, 2005 – January 6, 2006. tr. 73–74.“The dying fish swims in water: Russia finds outside support for its ethnic minorities threatening”. The Economist. 20 tháng 12 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ “Lewis Carroll's Alice's Adventures in Wonderland – in Shor”. Evertype. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2018.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Roos, Marti, Hans Nugteren, and Zinaida Waibel. Khakas and Shor proverbs and proverbial sayings. Exploring the Eastern Frontiers of Turkic, ed. by Marcel Erdal and Irina Nevskaya, pp. 60 (2006): 157-192. (Turcologica 60.) Wiesbaden: Harrassowitz.
  • (tiếng Nga) Донидзе Г. И. Шорский язык / Языки мира. Тюркские языки. — М., 1997.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]