Tiểu Nga
Tiểu Nga hay Tiểu Rus’ (tiếng Nga: Малая Россия hay Малая Русь; tiếng Ukraina: Мала Русь), là tên gọi một vùng đất lịch sử mà ngày nay là một phần lãnh thổ của Ukraina. Các từ phái sinh như малоросский thường được dùng để ám chỉ người dân, ngôn ngữ và văn hóa của khu vực này. Sau khi Đế quốc Nga (1917) sụp đổ và kéo theo đó là sự hợp nhất của các vùng lãnh thổ của Ukraina dưới một đơn vị hành chính thống nhất, danh từ "Tiểu Nga" dần dần không còn được sử dụng, hoặc khi sử dụng thì nó thường mang sắc thái xúc phạm, miệt thị người Ukraina vì nó hạ thấp tinh thần, ý thức dân tộc của Ukraina.[1] Tuy nhiên thuật ngữ này vẫn thịnh hành trong cộng đồng những người theo phái bảo hoàng hoặc những nhà dân tộc chủ nghĩa Nga vốn cho rằng người Nga và người Ukraina không có gì khác nhau đáng kể. Vì dân tộc và đất nước Ukraina đã trải qua quá trình gầy dựng suốt nhiều thế kỷ, cái tên Tiểu Nga - dù là dùng để ám chỉ một giai đoạn lịch sử trong quá khứ - cũng có thể tạm được xem là một trong những tên gọi của Ukraina. Tuy nhiên thuật ngữ này đã trở nên cổ lỗ sĩ trong thời đại hiện nay, và những cách dùng từ lỗi thời như vậy thì thường mang nghĩa xúc phạm đối với người Ukraina vì nó thường mang ý nghĩa phủ nhận nền độc lập của dân tộc này.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Cái từ Tiểu Nga (Little Rus’ hay Lesser Rus’ bắt nguồn từ cách gọi trong ngôn ngữ Hy Lạp thời Trung đại. Vào thời ấy, Đế quốc Đông La Mã gọi phần phía Bắc và phía Nam của vùng Rus’ là: Μακρά Ρωσία (Makra Rosia - Đại Nga) và Μικρά Ρωσία (Mikra Rosia - Tiểu Nga), Ở đây Tiểu không hàm ý nhỏ mà hàm ý là gần, tương tự như cách gọi Tiểu Á hay Tiểu Ba Lan (Malopolska).
Oleg Nikolayevich Trubachyov lập luận rằng Tiểu Nga đối ngược với Đại Nga ở chỗ là Đại Nga là vùng đất ở phía ngoài, vùng đất "mới" của Nga. Đại ở đây hiểu là vùng đất bên ngoài, vùng "mới".[2]
Đồng thời, theo quan niệm địa-chính trị của người Hy Lạp, Tiểu (Little hay Lesser) cũng bao hàm nghĩa Trung tâm, còn Đại (Greater) ám chỉ các thuộc địa rộng lớn chung quanh. Nước Nga Kiev ngày xưa từng là một quốc gia hùng mạnh và rộng lớn, cái nôi của các quốc gia Ukraina, Nga và Belarus ngày nay. Và vì kinh đô của nước Nga Kiev xưa chính là thành Kiev - thủ đô hiện tại của Ukraina - và là một trong những thành phố cổ nhất Đông Âu, những vùng đất xung quanh thành phố này - tương ứng với Ukraina hiện nay - được gọi là Tiểu Nga.
Vào thế kỷ thứ mười bảy, từ Tiểu Nga (Malorossiya) bắt đầu du nhập vào nước Nga. Từ này có thể có nghĩa là Tiểu Nga hay Tiểu Rus tùy theo ngữ cảnh.[3]
Nguồn gốc lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Theo các tài liệu lịch sử, từ Tiểu Nga được dùng lần đầu tiên trong bức thư của Boleslaus George II của Halych viết năm 1335 gửi cho Dietrich von Altenburg, Đại Trưởng lão của các Hiệp sĩ Teuton.[4] Trong bức thư, Boleslaus có ghi dòng chữ «dux totius Rusiæ Minoris».[4] Và cái tên này cũng được Giáo trưởng Kallistos I của Constantinopolis dùng năm 1361 khi ông đặt ra hai khu tòa Giám mục mới (metropolitan sees): Đại Nga ở Vladimir và Kiev; Tiểu Nga với trung tâm ở Galich (Halych) và Novgorodok (Navahrudak).[4] Vua Kazimierz III của Ba Lan cũng được xưng tụng là "vua của Lechia và Tiểu Nga".[4] Theo Mykhaylo Hrushevsky thì Tiểu Nga chính là Công quốc Halych-Volhynia; sau khi quốc gia này sụp đổ thì từ Tiểu Nga cũng không được dùng nữa.[5]
Trong thời cận đại trở về sau, cái tên Tiểu Nga hay Tiểu Rus lần đầu tiên được sử dụng bởi giới giáo sĩ Chính Thống giáo ở Cộng hòa Ba Lan-Litva, ví dụ như trong trường hợp của giáo sĩ - nhà văn Ioan Vyshensky (1600, 1608), Tổng Giám mục Matthew của Kiev và Toàn Nga (1606), Giám mục Ioann (Biretskoy) của Peremyshl, Tổng Giám mục Isaiah (Kopinsky) của Kiev, Trưởng tu viện Zacharius Kopystensky của Kiev Pechersk Lavra,...[6] Thuật ngữ này được dùng cho toàn bộ giới giáo sĩ Chính Thống giáo sống tại Ba Lan và Litva lúc đó.[6] Vyshensky viết rằng "người Thiên chúa giáo ở Tiểu Nga, anh em của Lvov và Vilna" còn Kopystensky viết "Tiểu Nga, hay Kiev và Litva".[6]
Về sau thuật ngữ này được Nước Nga Sa hoàng và Tù trưởng quốc Kozak của Ukraina tả ngạn sử dụng sau khi quốc gia Côdắc trở thành đất bảo hộ của Nga theo Hiệp ước Pereyaslav (1654). Và cũng từ đó danh hiệu chính thức của các Nga hoàng là: "Đấng cầm quyền chuyên chính của tất cả nước Nga: Đại Nga, Tiểu Nga, và Bạch Nga."
Thuật ngữ Tiểu Nga đã được sử dụng trong các bức thư của Tù trưởng của người Côdắc Ukraina, Bohdan Zynoviy Mykhailovych Khmelnytsky[7] và Ivan Dmytrovych Sirko.[8][9] Trưởng tu viện của Kiev-Pechersk Lavra Innokentiy Gizel viết rằng dân tộc Nga là một dân tộc thuần nhất với ba nhánh: Đại Nga, Tiểu Nga và Bạch Nga và người lãnh đạo hợp pháp duy nhất của ba nhánh đó là Nga hoàng. Thuật ngữ Tiểu Nga cũng được dùng trong các quyển sử biên niên của Samiylo Velychko, sử biên niên của Hieromonk Leontiy (Bobolinski), trong tác phẩm "Thesaurus" của Trưởng tu viện Ioannikiy (Golyatovsky).[10]
Thuật ngữ Tiểu Nga về sau cũng được sử dụng ở khu vực Ukraina hữu ngạn sau khi nó bị sáp nhập vào Nga trong Ba lần chia cắt Ba Lan dưới triều Nga hoàng Ekaterina II. Trong các thế kỷ thứ 18 và 19 thì các đơn vị hành chính của Đế quốc Nga có thêm tỉnh Tiểu Nga với người đứng đầu là một viên Toàn quyền. Tỉnh này tồn tại vài thập kỷ trước khi bị phân chia làm nhiều tỉnh khác trong một đợt cải cách hành chính.
Cho đến cuối thế kỷ 19 Tiểu Nga vẫn là tên gọi chính của vùng đất mà ngày nay tương ứng với Ukraina, cái tên này xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm học thuật, văn học và nghệ thuật. Ví dụ, nhà thơ Taras Hryhorovych Shevchenko vẫn ưa dùng từ "Tiểu Nga" trong nhật ký riêng của mình (1857—1858).[11] Các nhà sử học Ukraina Mykhailo Oleksandrovych Maksymovych, Nikolay Ivanovich Kostomarov, Dmytro Bahaliy, Volodymyr Bonifatiyovych Antonovych thừa nhận rằng trong cuộc chiến giữa Nga với Ba Lan thì từ "Ukraine" chỉ mang ý nghĩa địa lý về các vùng đất biên giới của hai nước nhưng từ "Tiểu Nga" có ý nghĩa ám chỉ các tộc người Nga sống ớ phía Nam.[11] Trong tác phẩm nổi tiếng "hai dân tộc Nga" Kostomarov dùng từ Nam Nga và Tiểu Nga nhằm ám chỉ chung một thứ.[12] Mykhailo Petrovych Drahomanov đặt tên một tác phẩm lịch sử nổi tiếng của ông là "Tiểu Nga và văn hóa của nó" (1867–1870).[13] Một số nghệ sĩ nổi tiếng như Mykola Kornylovych Pymonenko, Konstiantyn Oleksandrovych Trutovsky, Nikolay Aleksandrovich Sergeyev, nhà nhiếp ảnh Sergey Mikhaylovich Prokudin-Gorsky - nhiều người trong số đó là người Ukraina - sử dụng từ "Tiểu Nga" làm tên các tác phẩm có chủ đề về Ukraina.
Thuật ngữ "Ngôn ngữ vùng Tiểu Nga" được Triều đình Nga dùng trong đợt điều tra dân số đầu tiên tiến hành năm 1897.
Từ Tiểu Nga tới Ukraina
[sửa | sửa mã nguồn]Thuật ngữ Tiểu Nga (có nguồn gốc từ thời trung đại) được dùng rộng rãi để chỉ một địa danh. Từ thế kỷ thứ 17 cái tên Ukraina (xuất hiện từ thế kỷ thứ 12) bắt đầu được dùng thỉnh thoảng, cho đến khi nó bắt đầu được giới thiệu rộng rãi vào thế kỷ 19 bởi một số học giả muốn đánh thức ý thức dân tộc của người Ukraina.[14] Nhưng mãi đến tận thế kỷ 20 thì cái tên Ukraina mới bắt đầu thông dụng và cái tên Tiểu Nga dần dần ít người sử dụng.
Từ Tiểu Nga trong văn cảnh thời hiện đại
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù nghĩa gốc của tư Tiểu Nga chỉ bao hàm khía cạnh địa lý, ngôn ngữ, dân tộc, hiện nay từ này đã trở nên cổ lỗ sĩ và cách dùng nó để ám chỉ đất nước, con người, văn hóa, ngôn ngữ,... Ukraina bị xem là lỗi thời và sai lầm. Cách dùng từ Tiểu Nga bị xem như là việc ám chỉ đất nước và dân tộc Ukraina (Tiểu Nga) thuộc về "một nước Nga thống nhất và không chia cắt".[15] Bất chấp việc có hiểu rõ về nguồn cội của từ này hay không, hiện nay nhiều người Ukraina xem từ Tiểu Nga là một cách nói miệt thị, ngụ ý thể hiện quan điểm "anh lớn"[cần dẫn nguồn] và thể hiện sự đàn áp của Đế quốc Nga (và có thể của cả Liên bang Xô Viết) về ý thức độc lập của người Ukraina. Đặc biệt, nó vẫn tiếp tục được dùng trong các bài diễn văn của những người dân tộc chủ nghĩa Nga, vốn xem Ukraina là một tỉnh tách rời từ Đế quốc Nga.[16] Điều này càng dẫn đến nhiều thành kiến của người Ukraina đối với từ Tiểu Nga.[14]
Một số ý kiến cho rằng[cần dẫn nguồn] cách dùng Tiểu Nga này chỉ đơn giản hàm ý cho rằng có một sự thật là phần đất ngày nay thuộc Ukraina và lịch sử của nó là một phần của di sản Ukraina, thật ra là nơi khai sinh của văn hóa Nga, vốn đã phát triển ra xa khỏi nơi sinh ra nó.
малоросійство
[sửa | sửa mã nguồn]Một số học giả Ukraina định nghĩa từ малоросійство (malorosiystvo) là một provincial complex trong một số cộng đồng người Ukraina, bắt nguồn từ nguyên do việc "tồn tại lâu dài dưới chính quyền Đế quốc Nga" và miêu tả nó như một "thái độ bàng quan, và thỉnh thoảng là tiêu cực đối với truyền thống và khát vọng dân tộc Ukraina, và thông thường là sự ủng hộ tích cực đối với văn hóa Nga và chính sách đế quốc".[17] Mykhailo Petrovych Drahomanov, người thường dùng thuật ngữ "Tiểu Nga" và "người Tiểu Nga" trong các tác phẩm của ông,[13] áp dụng từ малоросійство cho những người Ukraina vị Nga hóa, những người mà đặc tính dân tộc được hình thành dưới "sức ép và ảnh hưởng ngoại lai" và thu nhận "những đặc tính tồi tệ của các dân tộc khác và mất những bản tính tốt đẹp của chính mình".[17] Nhà tư tưởng và chính trị gia bảo thủ Vyacheslav Kazymyrovych Lypynsky định nghĩa từ малоросійство là "tình trạng bất ổn, trì trệ của việc không được nước nào công nhận là công dân".[18] Một khái niệm khinh bỉ tương tự cũng được dùng để ám chỉ những người Ukraina ở Galicia đối với Ba Lan ("gente ruthenus, natione polonus"). Thuật ngữ tương tự Magyarony cũng được áp dụng cho những người Xlavơ và Nga bị Magyar hóa trong khu vực Ruthenia Carpath vốn ũng hộ việc thống nhất khu vực đó với Hungary.[17]
Một số người khác chỉ trích diện mạo bị gán nhãn малоросійство là một hình ảnh khuôn mẫu của những người Ukraina vô giáo dục, thô kệch, không hoặc ít thể hiện sự tự trọng của bản thân. Ví dụ ca sĩ nổi tiếng Andriy Mykhailovych Danylko khi thể hiện nhân vật Verka Serduchka với sự thô kệch và việc nói phương ngôn Surzhyk thì bị chỉ trích là thể hiện sự mất giá trị của bản thân như đã đề cập ở trên.[19][20] Danylko vẫn thường cười nhạo những chỉ trích như vậy nhằm vào anh và cả nhiều nhà phê bình nhằm vào sự thật rằng thành công của anh thực chất là do tính chất xác thực không thể chối cãi được của hình ảnh nghệ thuật của Danylko.[21]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ http://www.torban.org/torban1.html
- ^ Трубачев О. Н. В поисках единства. − 3-е изд., доп. — Bản mẫu:М: «Наука», 2005. — С. 86.
- ^ Some works of modern scholars that make such distinction are:
Paul Robert Magocsi "The Roots of Ukrainian Nationalism: Galicia As Ukraine's Piedmont", University of Toronto Press (2002), ISBN 0802047386
Serhii Plokhy, "The Origins of the Slavic Nations: Premodern Identities in Russia, Ukraine and Belarus", Cambridge University Press (2006), ISBN 0521864038 - ^ a b c d Русина О. В. Україна під татарами і Литвою. — Київ: Видавничий дім «Альтернативи» (1998), ISBN 9667217566 — с. 274. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “Rusyna274” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ Грушевський М.С. Історія України-Руси, том I, К. 1994, "Наукова думка", с. 1-2. ISBN 5120024688
- ^ a b c Русина О. В. Україна під татарами і Литвою. — Київ: Видавничий дім «Альтернативи» (1998), ISBN 9667217566 — с. 276. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “Rusyna276” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ «…Самой столицы Киева, також части сие Малые Руси нашия». "Воссоединение Украины с Россией. Документы и материалы в трех томах", т. III, изд-во АН СССР, М.-Л. 1953, № 147, LCCN 54-0, с. 257.
- ^ Яворницкий Д.И. История запорожских казаков. Т.2. К.: Наукова думка, 1990. 660 с. ISBN 5120012434 (v.1), ISBN 5120020526 (v.2), ISBN 5120012442 (set). Глава двадцать шестая
- ^ "Листи Івана Сірка", изд. Института украинской археографии, К. 1995, с. 13 и 16.
- ^ Русина О. В. Україна під татарами і Литвою. — Київ: Видавничий дім «Альтернативи», 1998. — с. 279.
- ^ a b Ông dùng chữ "Tiểu Nga" 27 lần, "Ukraina" - 3 lần, "người Ukraina" - 0 lần và "Côdắc" - 7 lần. Tuy nhiên trong các bài thơ của mình ông chỉ dùng rặt từ "Ukraina" và cũng không sử dụng từ "người Ukraina". Roman Khrapachevsky, Rus`, Little Russia and Ukraine Lưu trữ 2007-02-11 tại Wayback Machine, «Вестник Юго-Западной Руси», №ngày 1 tháng 1 năm 2006 г.
- ^ Костомаров М. Две русские народности // Основа. — СПб., 1861. — Март.
- ^ a b Михаил Драгоманов, Малороссия в ее словесности, Вестник Европы. — 1870. — Июнь
- ^ a b Ukrainians in the Encyclopedia of Ukraine
- ^ Analysis of the events of the Orange Revolution in Ukraine by Prof. Y. Petrovsky-Shtern Retrieved ngày 23 tháng 5 năm 2007
- ^ (tiếng Nga) Mikhail Smolin, "Преодоление «украинства» и общерусское единство Lưu trữ 2012-08-04 tại Archive.today" (Overcoming the "Ukrainianness" and the all-Russian unity), «Вестник Юго-Западной Руси», №1, 2006 г.
- ^ a b c Ihor Pidkova (editor), Roman Shust (editor), "Dovidnyk z istorii Ukrainy Lưu trữ 2009-04-10 tại Wayback Machine", 3-Volumes, "Малоросійство Lưu trữ 2007-05-26 tại Wayback Machine" (t. 2), Kiev, 1993-1999, ISBN 5-7707-5190-8 (t. 1), ISBN 5-7707-8552-7 (t. 2), ISBN 966-504-237-8 (t. 3).
- ^ Ihor Hyrych. "Den". Lypynsky on the imperative of political independence Retrieved ngày 23 tháng 5 năm 2007
- ^ (tiếng Ukraina) Serhiy Hrabovsky. "Telekritika". "Sour Milk of Andriy Danylko" Lưu trữ 2008-08-21 tại Wayback Machine Retrieved on ngày 23 tháng 5 năm 2007
- ^ (tiếng Nga) НРУ: Верка Сердючка - позор Полтавы, Korrespondent.net, ngày 22 tháng 5 năm 2007
- ^ (tiếng Nga) Алексей Радинский, Полюбить Сердючку, Korrespondent, ngày 17 tháng 3 năm 2007