Bước tới nội dung

Địa lý Canada

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Địa lý Canada
Lục địaBắc Mỹ
VùngVùng Bắc Mỹ
Tọa độ60°00′B 95°00′T / 60°B 95°T / 60.000; -95.000
Diện tíchXếp hạng thứ 2 thế giới
 • Tổng số9.984.671 km2 (3.855.103 dặm vuông Anh)
 • Đất91,08%
 • Nước8,92%
Đường bờ biển202.080 km (125.570 mi)
Biên giới8,893 km
Điểm cao nhấtNúi Logan,
5.959 m (19.551 ft)
Điểm thấp nhấtMực nước biển ở Đại Tây Dương
Sông dài nhấtSông Mackenzie,
4.241 km (2.635 mi)
Hồ lớn nhấtHồ Gấu Lớn
31.153 km2 (12.028 dặm vuông Anh)
Khí hậuTừ kiểu khí hậu ôn đới, lục địa ẩm cho đến cận cực hay vùng cực ở phía Bắc và đài nguyên ở các vùng núi và các vùng về phía Bắc
Địa hìnhĐa phần là các đồng bằngnúi ở phía Tây, đến các cao nguyên (núi nhỏ) ở phía Đông Nam và phía Đông, kế đến là các vùng đồng bằng ở khu vực Ngũ Đại Hồ
Tài nguyên thiên nhiênQuặng sắt, niken, kẽm, đồng, vàng, chì, molypden, potash, kim cương, bạc, , gỗ, loài hoang dã, than, dầu mỏ, khí tự nhiên, thủy năng
Thiên taiTầng đất đóng băng vĩnh cửu, xoáy thuận, lốc xoáy, cháy rừng
Vấn đề môi trườngÔ nhiễm nướckhông khí, mưa axit

Địa lý Canada mô tả những nét đặc trưng địa lý của Canada - quốc gia có tổng diện tích lớn thứ hai thế giới.

Nằm tại phía bắc Bắc Mỹ (chiếm 41% diện tích lục địa), Canada là một vùng lãnh thổ trải dài rộng lớn, đa dạng tiếp giáp Bắc Thái Bình Dương ở phía tây, Bắc Đại Tây Dương ở phía đông và Bắc Băng Dương ở phía bắc (vì thế tiêu ngữ của quốc gia là "Từ biển này đến biển kia") cũng như giáp với Hoa Kỳ (Hoa Kỳ lục địa) ở phía nam và phía tây bắc giáp (Alaska). Phía đông bắc là Greenland nằm ngoài khơi bờ biển phía nam của đảo Newfoundland thuộc Saint Pierre và Miquelon, là một vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Kể từ năm 1925, Canada đã tuyên bố phần chủ quyền vùng Bắc Cực nằm trong khoảng kinh độ từ 60°T cho đến 141°T ở cực Bắc; tuy nhiên, yêu sách này vẫn chưa được công nhận.[1]Cực Bắc từ nằm trong vùng yêu sách lãnh thổ Bắc Cực của Canada tính đến năm 2011, các phép đo gần đây lại cho thấy nó đang tiến tới Siberia.[2]

Với diện tích 9.984.670 km² (đất liền: 9.093.507 km²; nước ngọt: 891.163 km²), so với ba phần năm diện tích của Nga hay toàn diện tích của Châu Âu, Canada có phần nhỏ hơn. Về tổng diện tích, Canada lại lớn hơn một chút so với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc; tuy nhiên, Canada đứng thứ tư nếu tính theo diện tích đất liền (tức là tổng diện tích sau khi đã trừ đi diện tích hồ và sông) — với diện tích của Trung Quốc là 9.326.410 km² và của Hoa Kỳ là 9.161.923 km².[3]

Dân số của Canada ước tính 36.638.259 triệu người tính đến tháng 12 năm 2016[4], tập trung ở phía nam sát biên giới với Hoa Kỳ lục địa. Với mật độ dân số chưa đến 4 người trên mỗi kilômét vuông, đây là một trong những nước có dân cư thưa thớt nhất trên thế giới.[5] Khu định cư ở cực bắc của Canada và trên thế giới là Trạm Cảnh báo của đội Lực lượng Canada (CFS) (nằm ngay phía Bắc của Alert, Nunavut) ở mũi phía bắc của Đảo Ellesmere tại tọa độ 82°30′B và 62°19′T, chỉ cách Bắc cực 834 km.[6][7]

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]
Các kiểu phân loại khí hậu Köppen của Canada
Đài nguyên Bắc Cực bao phủ một phần cực bắc Canada.

Canada có khí hậu đa dạng. Khí hậu có sự thay đổi từ khí hậu ôn đới trên bờ biển phía tây British Columbia[8] đến khí hậu cận nhiệt đới ở phía bắc.[9] Cực bắc Canada với kiểu khí hậu vùng cực có thể có tuyết trong hầu hết các năm.[10] Các khu vực không giáp biển có xu hướng nằm trong vùng khí hậu lục địa có mùa hè ấm áp ngoại trừ Tây Nam Ontario nằm trong vùng khí hậu lục địa có mùa hè nóng ẩm.[11] Các phần của Tây Canada có khí hậu bán khô hạn và các phần của đảo Vancouver thậm chí có thể được xếp vào kiểu khí hậu Địa Trung Hải có mùa hè mát mẻ.[10] Nhiệt độ cực điểm ở Canada kéo dài từ 45 °C (113 °F) ở MidaleYellow Grass, Saskatchewan vào ngày 5 tháng 7 năm 1937 đến −63 °C (−81.4 °F) ở Snag, Yukon vào thứ hai ngày 3 tháng 2 năm 1947.[12]

Nhiệt độ trung bình hàng ngày cao nhất và thấp nhất của các thành phố chính ở Canada
Thành phố Tháng 7 (°C) Tháng 7 (°F) Tháng 1 (°C) Tháng 1 (°F)
Calgary[13] 23/9 73/48 −1/−13 27/5
Charlottetown[14] 23/14 78/54 −3/−13 26/9
Edmonton[15] 23/12 73/54 −6/−15 21/5
Fredericton[16] 26/13 78/54 −4/−16 25/4
Halifax[17] 23/14 73/58 0/-9 32/17
Iqaluit[18] 12/4 53/39 −23/−31 −9/−23
Montreal[19] 26/16 79/60 −5/-12 22/6
Ottawa[20] 27/15 80/60 −6/−15 21/5
Quebec City[21] 25/13 77/56 −8/-18 18/0
Regina[22] 26/11 79/52 −10/-22 14/-8
Saskatoon[23] 25/11 77/52 −12/-22 10/-8
St. John's[24] 20/11 69/51 −1/−9 30/17
Toronto[25] 26/18 80/64 −1/−7 30/19
Whitehorse[26] 21/8 69/46 −13/−22 8/−8
Windsor[27] 28/17 82/63 −1/-8 30/17
Winnipeg[28] 26/13 79/55 −13/−20 9/−4
Vancouver[29] 22/13 71/54 6/1 43/33
Victoria[30] 22/11 71/51 7/1 44/33
Yellowknife[31] 21/12 70/54 −23/−31 −9/−24

Thời tiết cực điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Dữ liệu khí hậu của Canada
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Chỉ số nóng bức cao kỷ lục 19.2 22.3 31.3 35.7 42.3 52.3 52.6 49.3 46.9 39.2 27.5 24.1 52.6
Cao kỉ lục °C (°F) 19.4
(66.9)
22.6
(72.7)
28.5
(83.3)
37.2
(99.0)
42.2
(108.0)
43.3
(109.9)
45
(113)
43.3
(109.9)
40
(104)
34.0
(93.2)
26.1
(79.0)
22.2
(72.0)
45
(113)
Thấp kỉ lục °C (°F) −61.1
(−78.0)
−63.0
(−81.4)
−54.7
(−66.5)
−48.9
(−56.0)
−32.2
(−26.0)
−20.6
(−5.1)
−8.9
(16.0)
−15
(5)
−31.7
(−25.1)
−41.7
(−43.1)
−54.4
(−65.9)
−60
(−76)
−63.0
(−81.4)
Chỉ số phong hàn thấp kỷ lục −79 −72.3 −70.1 −60.5 −40.8 −32.7 −18.6 −21 −36.9 −52.3 −57.9 −68.8 −79
Nguồn: Environment Canada

Địa lý tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]
Một hình ảnh tổng hợp vệ tinh của Canada. Các khu rừng phương Bắc chiếm ưu thế trên cả nước, bao gồm Bắc Cực, Dãy núi Coast và Núi Saint Elias. Các thảo nguyên tương đối bằng phẳng tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. Ngũ Đại Hồ cung cấp nước cho sông St. Lawrence (ở phía đông nam) với vùng trũng là nơi sinh sống của phần lớn dân số Canada.

Canada có diện tích 9.984.670 km2 (3.855.100 dặm vuông Anh) và một loạt các khu vực có đặc điểm địa lý khác nhau. Có 8 khu vực chính.[32] Ngoài ra, Canada còn có địa hình hàng hải rộng lớn, với đường bờ biển dài nhất thế giới là 243.042 kilômét (151.019 mi).[33] Địa lý tự nhiên của Canada rất đa dạng. Các khu rừng phía bắc chiếm ưu thế trong cả nước, băng dễ được thấy ở Bắc Canada và qua dãy núi Rocky, các đồng cỏ Canada tương đối bằng phẳng ở phía tây nam tạo điều kiện cho nông nghiệp sản xuất.[32] Ngũ Đại Hồ cung cấp nước cho sông St. Lawrence (ở phía đông nam) với vùng trũng là nơi sinh sống của phần lớn dân số Canada.

Dãy Appalachia

[sửa | sửa mã nguồn]

Dãy Appalachia kéo dài từ Alabama qua Bán đảo Gaspécác tỉnh Atlantic, tạo ra những ngọn đồi bị lăn thụt vào do các thung lũng sông. Nó cũng chạy qua các phần của miền nam Quebec.[34]

Dãy núi Appalachia (cụ thể hơn là dãy Chic-Choc, dãy Notre Damedãy Long Range) là một dãy núi già và bị xói mòn, khoảng 380 triệu năm tuổi. Các núi thuộc dãy Appalachia đáng chú ý là núi Jacques-Cartier (Quebec, 1.268 m hay 4.160 ft), núi Carleton (New Brunswick, 817 m hay 2.680 ft), The Cabox (Newfoundland, 814 m hay 2.671 ft).[35] Một vài khu vực ở Appalachia là nơi có động thực vật đặc hữu phong phú và được xem là các núi đá giữa sông băng trong kỷ nguyên băng hà cuối cùng.[36]

Ngũ Đại Hồ và vùng trũng St. Lawrence

[sửa | sửa mã nguồn]
Thác HorseshoeNiagara Falls, Ontario là một trong những thác nước lớn nhất trên thế giới cung cấp phần lớn lượng điện từ thủy điện và trở thành một địa điểm du lịch.[37]

Các phần phía nam của Quebec và Ontario, khu vực Ngũ Đại Hồ (giáp hoàn toàn với Ontario ở phía Canada) và lưu vực St. Lawrence (thường được gọi là vùng trũng St. Lawrence) cũng là là một đồng bằng trầm tích đặc biệt phong phú.[38] Trước thời kỳ thực dân hóamở rộng đô thị tràn lan vào thế kỷ 20, khu vực rừng trũng Đông Đại Ngũ Hồ là nơi các khu rừng hỗn hợp bao phủ một vùng đất tương đối bằng phẳng giữa dãy AppalachiaCanadian Shield.[39] Hầu hết các khu rừng này đã bị chặt phá do các hoạt động nông nghiệp và khai thác gỗ, các khu rừng còn lại phần lớn được bảo vệ nghiêm ngặt. Tại khu vực này, vịnh St. Lawrence là một trong những cửa sông lớn nhất thế giới.[40]

Đại Ngũ Hồ chụp từ không gian

Trong khi địa hình của những vùng đất trũng này đặc biệt bằng phẳng và cân đối, một nhóm batholith được gọi là đồi Monteregian được trải dọc theo một đường gần như xuyên suốt trên toàn khu vực. Đáng chú ý nhất là núi RoyalMontrealMont Saint-Hilaire. Những ngọn đồi này được biết đến với các khoáng sản quý cực kì phong phú.[41]

Vùng Canadian Shield

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần đông bắc của Alberta, phần phía bắc của Saskatchewan, Manitoba, Ontario và Quebec, cũng như hầu hết Labrador (phần đất liền của tỉnh Newfoundland và Labrador) được đặt trên một bệ đá rộng lớn được gọi là Canadian Shield. Hầu hết vùng Shield bao gồm địa hình đồi núi bị xói mòn chứa nhiều hồ và sông quan trọng được sử dụng cho sản xuất thủy điện, đặc biệt là ở phía bắc Quebec và Ontario. Vùng này cũng bao quanh một vùng đất ngập nước, vùng trũng vịnh Hudson. Một số khu vực cụ thể của Shield được gọi là các dãy núi, bao gồm dãy TorngatLaurentian.[42]

Shield không hỗ trợ chuyên sâu cho hoạt động nông nghiệp, mặc dù ở đây có nông nghiệp tự cấp và các trang trại bò sữa nhỏ ở nhiều thung lũng sông và xung quanh các hồ phong phú, đặc biệt là ở các khu vực phía Nam. Rừng phương bắc bao phủ phần lớn vùng, với hỗn hợp cây lá kim cung cấp tài nguyên gỗ có giá trị ở các khu vực như vùng sinh thái rừng trung tâm Canadian Shield bao phủ phần lớn Bắc Ontario. Khu vực này được biết đến với trữ lượng khoáng sản dồi dào.[42] Vùng Canadian Shield được biết đến với nhiều khoáng sản như ngọc lục bảo, kim cương và đồng.

Đồng bằng nội địa Canada

[sửa | sửa mã nguồn]

Bình nguyên Canada là một phần của vùng bình nguyên trầm tích rộng lớn bao gồm phần lớn tỉnh Alberta, miền nam Saskatchewan và Tây Nam Manitoba, cũng như phần lớn khu vực giữa dãy Rocky, hồ Slave lớn và hồ Gấu Lớn ở vùng lãnh thổ Tây Bắc.[43] Các bình nguyên thường thể hiện sự mở rộng của đất nông nghiệp (phần lớn bằng phẳng) duy trì các hoạt động canh tác ngũ cốc rộng lớn ở phía nam của các tỉnh. Mặc dù vậy, một số khu vực như Cypress Hills và các vùng đất chết Alberta khá lồi lõm và một vài tỉnh bình nguyên có diện tích rừng rộng lớn như rừng trung lục địa Canada.[44]

Các dãy núi phía Tây

[sửa | sửa mã nguồn]

Dãy núi Canada tiếp giáp với dãy núi Hoa Kỳ được bao bọc bởi dãy núi Rocky ở phía đông và Thái Bình Dương ở phía tây.[45]

Dãy núi Rocky của Canada là một phần của phân chia lục địa kéo dài từ bắc đến nam qua tây Bắc Mỹ và tây Nam Mỹ. Các sông Columbiasông Fraser có đầu nguồn nằm ở dãy Rocky của Canada và là con sông lớn thứ hai và thứ ba tương ứng chảy ra bờ biển phía tây của Bắc Mỹ. Ở phía tây các đầu nguồn, trên rặng núi Rocky, là dãy núi thứ hai - dãy Columbia, bao gồm các miền phụ của dãy Selkirk, Purcell, MonasheeCariboo.[46]

Ngay phía tây của dãy núi Columbia là cao nguyên Nội địa rộng lớn và hiểm trở, bao gồm các vùng ChilcotinCariboo ở trung tâm British Columbia (cao nguyên Fraser), cao nguyên Nechako xa hơn về phía bắc và là cao nguyên Thompson ở phía nam. Thung lũng sông Peace ở phía đông bắc British Columbia là khu vực nông nghiệp nằm về phía bắc Canada nhất, mặc dù nó là một phần của bình nguyên Canada. Khí hậu khô, ôn đới của thung lũng Okanagan ở phía nam miền trung British Columbia cung cấp điều kiện lý tưởng cho việc trồng cây ăn quả và ngành công nghiệp rượu vang phát triển; trồng cây ăn quả cũng phổ biến ở vành đai khô cằn của Nội địa phía Nam bao gồm hẻm núi Fraser và các vùng Thompson, Nicola, Similkameen, ShuswapBoundary và cả ở Tây Kootenay.[47] Dãy núi giữa cao nguyên và bờ biển là dãy Coast lớn nhất tỉnh. Dãy núi Coast gồm một vài đồng băng ôn đới vĩ độ lớn nhất thế giới.[48]

Trên bờ biển phía nam British Columbia, đảo Vancouver được tách ra khỏi đất liền bởi các eo biển Juan de Fuca, GeorgiaJohnstone. Những eo biển đó bao gồm một số lượng lớn các đảo, đáng chú ý là quần đảo Gulfquần đảo Discovery. Phía bắc, gần biên giới Alaska, Haida Gwaii nằm trên eo biển Hecate từ vùng Bờ biển phía Bắc đi về phía bắc qua cửa ngõ DixonĐông Nam Alaska. Khác với các khu vực cao nguyên nội địa và nhiều thung lũng sông, phần lớn British Columbia là rừng lá kim. Rừng mưa ôn đới duy nhất ở Canada được tìm thấy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương ở dãy núi Coast, trên đảo Vancouver, Haida Gwaii và dãy Cariboo ở sườn phía đông của Cao nguyên.[46]

Các dãy núi phía Tây tiếp tục đi về phía bắc qua sông Liard ở cực bắc British Columbia gồm các dãy MackenzieSelwyn nằm ở phía tây lãnh thổ Tây Bắc và phía đông lãnh thổ Yukon. Ở phía tây là cao nguyên Yukon và phía tây nữa là dãy núi Yukondãy Saint Elias, bao gồm núi Saint Elias thuộc vùng Kluane là đỉnh cao nhất của Canada và núi Fairweather thuộc vùng Tatshenshini-Alsek cao nhất tỉnh British Columbia. Các đầu nguồn của sông Yukon lớn nhất và dài nhất trên dốc Thái Bình Dương nằm ở phía bắc British Columbia tại các hồ AtlinTeslin.[46]

Núi lửa

[sửa | sửa mã nguồn]
Núi Garibaldi nhìn từ Squamish

Vùng Tây Canada có nhiều núi lửa và là một phần của vành đai lửa Thái Bình Dương, là hệ thống núi lửa được tìm thấy xung quanh rìa Thái Bình Dương. Có hơn 200 trung tâm núi lửa trẻ trải dài về phía bắc từ Cascade Range đến Yukon. Chúng được phân nhóm thành năm vành đai núi lửa với các loại núi lửa và kiểu kiến tạo khác nhau. Tỉnh núi lửa Bắc Cordilleran là một tỉnh địa chất được hình thành bởi sự đứt gãy, vỡ vụn, nứt ra và sự tương tác giữa mảng Thái Bình Dươngmảng Bắc Mỹ. Vành đai núi lửa Garibaldi được hình thành bởi sự hút chìm của mảng Juan de Fuca bên dưới mảng Bắc Mỹ. Vành đai núi lửa Anahim được hình thành là kết quả của mảng Bắc Mỹ trượt về phía tây qua điểm nóng Anahim. Nhóm Chilcotin được cho là đã hình thành do sự mở rộng sau cung đằng sau khu vực hút chìm Cascadia. Trường núi lửa Wrangell được hình thành do kết quả của việc hút chìm mảng Thái Bình Dương bên dưới mảng Bắc Mỹ ở cực đông của Aleutian Trench.[49]

Các hiện tượng núi lửa cũng xuất hiện ở Canadian Shield, bao gồm 150 vành đai núi lửa (hiện đã bị biến dạng và bị xói mòn xuống gần như thành các đồng bằng bằng phẳng) từ 600 triệu đến 2,8 tỷ năm tuổi. Nhiều mỏ quặng lớn của Canada được liên kết với núi lửa thời kỳ Tiền Cambri. Có các dung nham dạng gốicác Lãnh thổ Tây Bắc khoảng 2,6 tỷ năm tuổi và được bảo vệ trong vành đai núi lửa sông Cameron. Các dung nham dạng gối trong đá hơn 2 tỷ năm ở Canadian Shield cho thấy những ngọn núi lửa đại dương đã tồn tại trong giai đoạn đầu hình thành lớp vỏ Trái đất. Các ngọn núi lửa cổ đóng vai trò quan trọng trong việc ước tính tiềm năng khoáng sản của Canada. Nhiều vành đai núi lửa chứa các mỏ quặng có liên quan đến các tác dụng của núi lửa.[50]

Vùng cực Bắc Canada

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù phần lớn vùng cực Bắc Canada bao gồm lớp băng vĩnh cửu dường như vô tận và đài nguyên ở phía bắc của đường giới hạn cây gỗ, khu vực này vẫn có các vùng đa dạng về các loại hình địa chất: dãy núi vùng cực Bắc (với dãy British Empiredãy United States trên đảo Ellesmere) gồm hệ thống núi cực bắc trên thế giới. Vùng trũng cực Bắc và các vùng trũng vịnh Hudson gồm một phần lớn đáng kể khu vực địa lý thường được nhắc đến là Canadian Shield. Đất ở vùng cực Bắc chủ yếu là tầng đất đóng băng vĩnh cửu khiến việc xây dựng trở nên khó khăn và thường nguy hiểm và việc phát triển nông nghiệp là hầu như không thể.[51]

Vùng cực Bắc được định nghĩa nằm ở phía bắc của đường giới hạn cây gỗ, bao gồm phần lớn vùng Nunavut và phần cực bắc của Lãnh thổ Tây Bắc, Yukon, Manitoba, Ontario, Quebec và Labrador.[52]

Thủy văn

[sửa | sửa mã nguồn]

Canada có trữ lượng lớn nước: các dòng sông của Canada xả gần 9% lượng nước tái tạo của thế giới, đồng thời quốc gia này còn sở hữu một phần tư các vùng đất ngập nước của thế giới và có lượng sông băng lớn thứ ba (sau Nam CựcGreenland).[53]thời kỳ băng hà kéo dài, Canada có hơn hai triệu hồ: tính riêng các hồ nằm gọn trong lãnh thổ quốc gia, có 31.000 hồ có diện tich rơi vào khoảng 3 và 100 kilômét vuông (1,2 và 38,6 dặm vuông Anh) và 563 hồ lớn hơn 100 km2 (38,6 dặm vuông Anh).[54]

Sông ngòi

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai con sông dài nhất ở Canada là sông Mackenziev đổ vào Bắc Băng Dương và thoát nước cho phần lớn vùng Đông Bắc của Canada cùng với sông St. Lawrence thoát nước cho Ngũ Đại Hồ và đổ ra vịnh St. Lawrencewhich. Sông Mackenzie dài hơn 4.200 km (2.600 mi) và sông St. Lawrence dài hơn 3.000 km (1.900 mi). Mười con sông dài nhất nằm trong lãnh thổ của Canada là các sông Nelson, Churchill, Peace, Fraser, North Saskatchewan, Ottawa, Athabasca và Yukon.[55]

Lưu vực thoát nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu vực Đại Tây Dương thoát nước toàn bộ các tỉnh Atlantic (các phần của biên giới Quebec-Labrador được cố định tại phân chia lục địa Đại Tây Dương-Bắc Cực), đa phần vùng có người sinh sống ở Quebec và phần lớn vùng phía nam Ontario. Lưu vực này thoát nước chủ yếu bởi con sông có vị trí kinh tế quan trọng St. Lawrence và các phụ lưu của nó, đáng chú ý là các sông Saguenay, Manicouagan và Ottawa. Ngũ Đại Hồ và hồ Nipigon cũng bị sông St. Lawrence thoát nước. Sông Churchillsông Saint John là những nhân tố quan trọng khác của lưu vực Đại Tây Dương ở Canada.[56]

Lưu vực vịnh Hudson thoát nước cho một phần ba lãnh thổ Canada, bao gồm Manitoba, phía bắc Ontario và Quebec, hầu hết các bang Saskatchewan, miền nam Alberta, tây nam Nunavut và nửa phía nam của đảo Baffin. Lưu vực này có vai trò quan trọng nhất trong việc chống hạn hánđồng cỏ và sản xuất thủy điện, đặc biệt là ở Manitoba, miền bắc Ontario và Quebec. Các nhân tố chính của lưu vực này bao gồm Hồ Winnipeg, sông Nelson, sông Bắc Saskatchewan và Nam Saskatchewan, sông Assiniboinehồ Nettilling trên đảo Baffin. Hồ Wollaston nằm trên ranh giới giữa lưu vực vịnh Hudson và Bắc Băng Dương và thoát nước theo cả hai lưu vực. Đây là hồ lớn nhất trên thế giới thoát nước tự nhiên theo hai hướng.[56]

Phân chia lục địa ở Rockies ngăn cách lưu vực Thái Bình Dương ở British Columbia và Yukon khỏi lưu vực Bắc Cực và lưu vực Vịnh Hudson. Lưu vực này được sử dụng để tưới tiêu cho các vùng nông nghiệp quan trọng của khu vực British Columbia (như các thung lũng OkanaganKootenay) và sản xuất thủy điện. Các nhân tố chính của lưu vực là sông Yukon, Columbia và sông Fraser.[56]

Các phần phía bắc của Alberta, Manitoba và British Columbia, hầu hết các vùng lãnh thổ Tây Bắc và Nunavut, một phần của Yukon bị thoát nước bởi lưu vực Bắc Cực. Lưu vực này ít được sử dụng cho thủy điện, ngoại trừ con sông dài nhất ở Canada là sông Mackenzie. Các sông Peace, Athabasca và Liard cũng như hồ Gấu Lớn và hồ Slave Lớn (là các hồ lớn nhất và thứ hai nằm trong lãnh thổ Canada) là những nhân tố quan trọng của lưu vực Bắc Cực. Các nhân tố này sau đó hợp nhất với Mackenzie, do đó thoát nước phần lớn cho lưu vực Bắc Cực.[56]

Phần cực nam của Alberta chảy vào Vịnh Mexico qua sông Milk và các nhánh của nó. Sông Milk bắt nguồn trên dãy núi Rocky thuộc địa phận Montana, chảy xuống Alberta, quay trở lại Hoa Kỳ, sau đó bị sông Missouri thoát nước. Một khu vực nhỏ ở phía tây nam Saskatchewan bị thoát nước bởi dòng chảy Battle Creek đổ vào sông Milk.[56]

Thảm thực vật

[sửa | sửa mã nguồn]
Cảnh quan rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới ở Réserve Faunique de Portneuf, Quebec

Canada đã đưa ra kế hoạch hành động đa dạng sinh học để đáp ứng hiệp định quốc tế năm 1992; kế hoạch đề cập đến việc bảo tồn những loài nguy cấp và một số môi trường sống nhất định. Quần xã sinh vật chính ở Canada là:[57]

Địa lý chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Canada được chia thành mười tỉnh bang và ba vùng lãnh thổ với dân số ước tính 36.638.259 triệu người tính đến tháng 12 năm 2019[4]. Theo thống kê, đa phần dân số tập trung sống trong khu vực chạy dọc theo biên giới Hoa Kỳ 150 kilômét (93 mi). Điều này khiến phần lớn lãnh thổ của Canada trở thành vùng đất hoang vu thưa thớt; mật dộ dân số của Canada chưa đến 4 người/km² (năm 2016) thuộc hàng thấp nhất trên thế giới. Mặc dù vậy, phần đông dân số Canada cư trú tại các khu vực đô thị, nơi có mật độ dân số đang gia tăng, điển hình là Toronto với mật độ dân số 2.930 người trên mỗi kilômét vuông.[5]

Canada cùng với Hoa Kì có đường biên giới không phòng thủ dài nhất thế giới dài 8.893 kilômét (5.526 mi); trong đó 2.477 kilômét (1.539 mi) giáp với Alaska. Đảo Greenland trực thuộc Đan Mạch nằm ở phía Đông Bắc Canada, bị tách biệt với Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada bởi vịnh Baffineo biển Davis. Đảo Saint Pierre và Miquelon thuộc Pháp nằm ngoài khơi bờ biển phía nam của Newfoundland, vịnh St. Lawrence và có lãnh thổ hàng hải vây quanh vùng đặc quyền kinh tế của Canada. Canada cũng có biên giới đất liền với Đan Mạch, theo như các bản đồ được phát hành vào tháng 12 năm 2006 cho thấy các ranh giới thống nhất chạy qua giữa Đảo Hans.[58]

Trong lịch sử, sự gần gũi về địa lý giữa Canada với Hoa Kỳ đã ràng buộc hai nước với nhau trong thế giới chính trị. Vị trí của Canada nằm giữa Liên Xô (nay là Nga) và Hoa Kỳ là vị trí chiến lược quan trọng trong Chiến tranh lạnh vì tuyến đường qua Bắc Cực và Canada là tuyến đường hàng không nhanh nhất giữa hai nước và là tuyến đường trực tiếp nhất cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.[59] Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đã có nhiều suy đoán rằng yêu sách hàng hải Bắc Cực của Canada có thể ngày càng trở nên quan trọng nếu vấn đề nóng lên toàn cầu làm băng tan đủ để mở cửa Hành lang Tây Bắc.[60][61]

Tương tự, khu vực tranh chấp Đảo Hans nhỏ (với Đan Mạch) ở eo biển Nares giữa đảo Ellesmere và phía bắc Greenland có thể là một điểm sáng cho những thách thức đối với yêu sách chủ quyền chung của Canada ở Bắc Cực.[58]

Tài nguyên thiên nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tầm quan trọng liên tục của tài nguyên thiên nhiên Canada đối với nền kinh tế thể hiện sự phong phú của chúng. Các ngành công nghiệp dựa trên tài nguyên chính là ngư nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm dầu mỏkhai thác.

Ngành thủy sản từng là một trong những ngành mạnh nhất trong lịch sử Canada. Trữ lượng cá tuyết khổng lồ ở các bãi ngầm Grand của Newfoundland là khởi đầu cho ngành công nghiệp này vào thế kỷ 16. Ngày nay, lượng dự trữ này gần như đã cạn kiệt và việc bảo tồn chúng đã trở thành mối bận tâm của các tỉnh Atlantic.[62][63] Ở Bờ Tây, trữ lượng cá ngừ đại dương hiện bị hạn chế. Số lượng cá hồi ít bị suy giảm (nhưng vẫn giảm đáng kể) tiếp tục dẫn đầu ngành thủy sản phát triển mạnh. Bên cạnh đó, những năm gần đây, các loài động vật có vỏ chiếm ưu thế trong ngành thủy sản của Canada.[64] Canada đưa ra yêu sách có lãnh hải dài 22 km (12 nmi), vùng tiếp giáp 44 km (24 nmi), vùng đặc quyền kinh tế 370 km (200 nmi) và thềm lục địa dài 370 km (200 nmi) hoặc trải dài đến rìa lục địa.[65]

Lâm nghiệp từ lâu đã là một ngành công nghiệp lớn ở Canada. Năm 2017, xuất khẩu lâm sản Canada đạt giá trị 35,7 tỷ USD.[66] Các tỉnh có ngành lâm nghiệp lớn nhất là British Columbia, Ontario và Quebec. Ba mươi lăm phần trăm diện tích đất của Canada được bao phủ bởi rừng. Các khu rừng phương bắc chiếm hơn ba phần tư diện tích đất rừng của Canada.[67]

Các máy nâng hạt Albertan

Gần 5% diện tích đất của Canada là đất trồng trọt, hầu như không có phần đất nào dành để trồng các cây trồng lâu dài. Ba phần trăm diện tích đất của Canada được bao phủ bởi các đồng cỏ vĩnh viễn.[68] Canada có 688 000 héc ta đất tưới tiêu (năm 1996).[69] Các khu vực nông nghiệp ở Canada bao gồm Bình nguyên Canada, Lower Mainland và các khu vực khác ở nội địa British Columbia, sông St. Saint Lawrence và vùng Maritimes. Các loại cây trồng chính ở Canada bao gồm lanh, yến mạch, lúa mì, ngô, lúa mạch, củ cải đườnglúa mạch đen trên các đồng cỏ; lanh và ngô ở Tây Ontario; yến mạch và khoai tây ở vùng Maritimes. Cây ăn quảrau được trồng chủ yếu ở Thung lũng Annapolis, Tây Nam Ontario, vùng Golden Horseshoe, dọc theo bờ biển phía nam của Vịnh Georgia và ở thung lũng Okanagan.[47] Gia súccừu được nuôi ở các thung lũng và cao nguyên của British Columbia. Gia súc, cừu và lợn được nuôi trên các đồng cỏ, trong đó gia súc và lợn được nuôi ở Tây Ontario, ở Quebec nuôi cừu, lợn và vùng Maritimes nuôi lợn. Có nhiều vùng sản xuất bơ sữa quan trọng nằm ở trung tâm Nova Scotia, miền nam New Brunswick, Thung lũng St. Lawrence, Đông Bắc Ontario, Tây Nam Ontario, thung lũng sông Red ở Manitoba và các thung lũng nội địa British Columbia, trên Đảo Vancouver và ở Lower Mainland.[70]

Nhiên liệu hóa thạch là một nguồn tài nguyên được phát triển gần đây ở Canada với dầukhí được khai thác từ các mỏ ở lưu vực trầm tích Tây Canada từ giữa những năm 1900. Dù mỏ dầu thô của Canada ít hơn các nước, nhưng với sự phát triển công nghệ trong những thập kỷ gần đây đã mở cửa cho việc sản xuất cát dầu ở Alberta khiến Canada hiện có một số trữ lượng dầu lớn nhất trên thế giới.[71] Về các ngành khác, công nghiệp Canada có một lịch sử lâu dài về việc khai thác than và trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn.[72]

Tài nguyên khoáng sản của Canada rất đa dạng và phong phú. Trên khắp khu vực Canadian Shield và ở phía bắc có lượng lớn sắt, niken, kẽm, đồng, vàng, chì, molypdenuranium dự trữ.[73] Một lượng lớn kim cương đã được khai thác gần đây ở Bắc Cực, khiến Canada trở thành một trong những nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới. Trên khắp vùng Shield có nhiều thị trấn khai thác các khoáng sản này. Lớn nhất và được biết đến nhiều nhất là Sudbury, Ontario.[50] Sudbury có sự khác biệt đối với quá trình hình thành khoáng sản thông thường ở vùng Shield vì có bằng chứng quan trọng cho thấy lưu vực Sudbury là một hố va trạm vẫn thạch. Vùng từ tính dị thường Temagami lân cận ít được biết đến cũng có những điểm nổi bật tương đồng với lưu vực Sudbury. Các từ tính dị thường của nó rất giống với lưu vực Sudbury và do đó nó có thể là một miệng hố va chạm giàu kim loại thứ hai.[74] Vùng Shield cũng được bao phủ bởi những khu rừng rộng lớn hỗ trợ cho ngành công nghiệp khai thác gỗ quan trọng.[42]

Nhiều con sông của Canada đã đủ khả năng phát triển thủy điện. Nhiều con đập được phát triển rộng rãi ở British Columbia, Ontario, Quebec và Labrador từ lâu đã cung cấp một nguồn năng lượng sạch và bảo đảm.[75]

Mối nguy hiểm tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tầng đất đóng băng vĩnh cửu liên tiếp ở phía bắc là một trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển.[51] Bão lốc hình thành ở phía đông dãy núi Rocky, là kết quả của sự gặp gỡ giữa các khối không khí từ Bắc Cực, Thái Bình Dương và Bắc Mỹ, tạo ra phần lớn mưa và tuyết ở phía đông của dãy núi.[76]

Các vấn đề môi trường hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ô nhiễm không khí và hậu quả của nó là mưa axit ảnh hưởng nghiêm trọng đến hồ và hủy hoại rừng.[77] Luyện kim loại, tiện ích từ việc đốt than và khí thải phương tiện ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và lâm nghiệp. Nước biển đang trở nên ô nhiễm từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, khai thác và lâm nghiệp.[77]

Biến đổi khí hậu toàn cầu và sự nóng lên của vùng cực sẽ có thể gây ra những thay đổi đáng kể cho môi trường, bao gồm cả việc mất đi loài gấu Bắc Cực.[78]

Các điểm cực

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ địa hình

Điểm cực bắc thuộc ranh giới của Canada là Mũi Columbia, đảo Elles 4.0.3, Nunavut 83°06′40″B 69°58′19″T / 83,111°B 69,972°T / 83.111; -69.972 (Cape Columbia, Nunavut).[79] Điểm cực bắc trên đất liền của Canada là Zenith Point nằm trên bán đảo Boothia, Nunavut 72°00′07″B 94°39′18″T / 72,002°B 94,655°T / 72.002; -94.655 (Zenith Point, Nunavut).[79]

Điểm cực nam là đảo Middle thuộc hồ Erie, Ontario (41°41′B, 82°40′T); điểm cực nam của lãnh hải nằm ngay phía nam của hòn đảo trên biên giới Ontario - Ohio (41°40′35″B). Điểm cực nam của đất liền Canada là Point Pelee, Ontario 41°54′32″B 82°30′32″T / 41,909°B 82,509°T / 41.909; -82.509 (Point Pelee, Ontario).[79]

Điểm cực tây là Ranh giới cực 187 (60°18′22.929″B, 141°00′7.128″T) nằm ở phía nam đường biên giới YukonAlaska có kinh độ phỏng chừng 141°T nhưng càng đi về phía Bắc nó có xu hướng hơi lệch về phía đông 60°18′04″B 141°00′36″T / 60,301°B 141,01°T / 60.301; -141.010 (Boundary Peak 187).[79][80]

Điểm cực đông là Mũi Spear, Newfoundland (47°31′N, 52°37′W) 47°31′23″B 52°37′08″T / 47,523°B 52,619°T / 47.523; -52.619 (Cape Spear, Newfoundland).[79] Điểm cực đông của lục địa Canada là Elijah Point, Cape St. Charles, Labrador (52°13′B, 55°37′T) 52°13′01″B 55°37′16″T / 52,217°B 55,621°T / 52.217; -55.621 (Elijah Point, Labrador).[79]

Điểm thấp nhất là mực nước biển có độ cao 0 m,[81] còn điểm cao nhất là núi Logan, Yukon, với độ cao 5,959 m / 19,550 ft 60°34′01″B 140°24′18″T / 60,567°B 140,405°T / 60.567; -140.405 (Mount Logan, Yukon).[79]

Khoảng cách đường thẳng xa nhất nối các điểm đất liền Canada nằm giữa mũi phía tây nam của Khu bảo tồn và Vườn quốc gia Kluane (bên cạnh núi Saint Elias) và vịnh Cripple, NL (gần mũi Cape) dài 3.005,60 hải lý (5.566,37 km; 3.458,78 mi).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Atlas of Canada. “Canada territorial evolution”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2007.
  2. ^ “The Magnetic North Pole Has Moved. Here's What You Need To Know [Infographic]”. Forbes. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2019.
  3. ^ “World Factbook: Area Country Comparison Table”. Yahoo Education. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008.
  4. ^ a b “CIA World Factbook ước tính” (bằng tiếng Anh). CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2019.
  5. ^ a b “Canada Population 2019” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2019.
  6. ^ “Governor General and Commander-in-Chief Visits Canadian Forces Station Alert”. Government of Canada. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2015.
  7. ^ “Four months of darkness a year, temperatures that freeze eyeballs and the nearest town is 340 miles away: Inside the most northerly settlement in the world”. Dailymail. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2017.
  8. ^ “Canadian Climate Normals 1971–2000”. Environment Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
  9. ^ Timoney, K.P.; la Roi, G.H.; Zoltai, S.C.; Robinson, A.L. (1991). “The High Subarctic Forest-Tundra of Northwestern Canada: Position, Width, and Vegetation Gradients in Relation to Climate” (PDF). University of Calgary. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2008.
  10. ^ a b Kottek, M.; J. Grieser; C. Beck; B. Rudolf; F. Rubel (2006). “World Map of the Köppen-Geiger climate classification updated”. Meteorol. Z. 15 (3): 259–263. doi:10.1127/0941-2948/2006/0130. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2007.
  11. ^ “Updated world map of the Köppen-Geiger climate classification” (PDF). Đại học Melbourne. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
  12. ^ “Weather records”. Statistics Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2009.
  13. ^ “Calgary International Airport”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2014.
  14. ^ “Charlottetown A”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2013.
  15. ^ “Edmonton City Centre Airport”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. ngày 19 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  16. ^ “Fredericton CDA”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2014.
  17. ^ “Halifax Citadel”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. ngày 22 tháng 9 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2016.
  18. ^ “Iqaluit A”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. Climate ID: 2402590. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.
  19. ^ .“Canadian Climate Normals 1981–2010 Station Data”. Environment Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2015.
  20. ^ “Ottawa Macdonald Cartier International Airport”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2014.
  21. ^ “Quebec/Jean Lesage International Airport”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2014.
  22. ^ “Regina International Airport”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2014.
  23. ^ “Saskatoon Diefenbaker International Airport”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2014.
  24. ^ “St John's A”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2014.
  25. ^ “1981 to 2010 Canadian Climate Normals”. Environment Canada. ngày 13 tháng 2 năm 2014. Climate ID: 6158350. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.
  26. ^ “Whitehorse A”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. Climate ID: 2101300. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2014.
  27. ^ “Windsor Airport”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2014.
  28. ^ “Winnipeg Richardson International Airport”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2014.
  29. ^ “1981 to 2010 Canadian Climate Normals”. Environment Canada. ngày 22 tháng 9 năm 2015. Climate ID: 1108447. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2016.
  30. ^ “Victoria Gonzales Heights”. Canadian Climate Normals 1971–2000. Environment Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2016.
  31. ^ “Yellowknife A”. Canadian Climate Normals 1981–2010. Environment Canada. Climate ID: 2204100. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2015.
  32. ^ a b R. W. McColl (tháng 9 năm 2005). Encyclopedia of world geography. Infobase Publishing. tr. 135. ISBN 978-0-8160-5786-3. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2011.
  33. ^ “Geography”. www.statcan.gc.ca. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2016.
  34. ^ Peter Haggett (tháng 7 năm 2001). Encyclopedia of World Geography. Marshall Cavendish. tr. 78–. ISBN 978-0-7614-7289-6. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2011.
  35. ^ Joseph A. DiPietro (2012). Landscape Evolution in the United States: An Introduction to the Geography, Geology, and Natural History. Newnes. tr. 400. ISBN 978-0-12-397806-6. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2019.
  36. ^ “The Chic-Choc Mountains are the last southern refuge for Arctic lichens in eastern North America” (bằng tiếng Anh và Pháp). NRC Research Press. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2015.
  37. ^ “CANADIAN FALLS” (bằng tiếng Anh). INFO NIAGARA. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  38. ^ Bryan Pezzi (2006). The St. Lawrence Lowlands. Weigl Educational Publishers Limited. tr. 32. ISBN 978-1-55388-152-0. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2006.
  39. ^ Wayne Grady; David Suzuki Foundation (ngày 26 tháng 9 năm 2007). The Great Lakes: the natural history of a changing region. Greystone/David Suzuki Fdtn. tr. 17. ISBN 978-1-55365-197-0.
  40. ^ Peter J. Wangersky (2006). Estuaries. Springer. tr. 122. ISBN 978-3-540-00270-3. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2019.
  41. ^ Joseph Anthony Mandarino; Violet Anderson (1989). Monteregian treasures: the minerals of Mont Saint-Hilaire, Quebec. CUP Archive. tr. 131. ISBN 978-0-521-32632-2. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
  42. ^ a b c George Philip and Son; Oxford University Press (2002). Encyclopedic World Atlas. Oxford University Press. tr. 68. ISBN 978-0-19-521920-3. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2019.
  43. ^ “The Prairie Provinces” (bằng tiếng Anh). Canada Guide. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2019.
  44. ^ Chepkemoi, Joyce. “Facts About the Canadian Prairie Provinces”. WorldAtlas. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2019.
  45. ^ “Cordillera” (bằng tiếng Anh). The Canadian Encyclopedia. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2018.
  46. ^ a b c “The Western Cordillera” (bằng tiếng Anh). ENCYCLOPEDIA BRITANNICA. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2019.
  47. ^ a b “Crops” (bằng tiếng Anh). The Candian Encyclopedia. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2015.
  48. ^ “Physiographic Regions” (bằng tiếng Anh). The Canadian Encyclopedia. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2015.
  49. ^ “Where are Canada's volcanoes?” (bằng tiếng Anh). Natural Resources Canada. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2018.
  50. ^ a b “Mineral Resources” (bằng tiếng Anh). The Candian Encyclopedia. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2015.
  51. ^ a b “Permafrost”. Natural Resources Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2017.
  52. ^ “Where is the Arctic? What is its Boundary?” (bằng tiếng Anh). Geoscience News and Infomation. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2019.
  53. ^ “Distribution of Water”. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2017.
  54. ^ “The Largest Lakes In Canada” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2019.
  55. ^ “Rivers: Longest rivers in Canada”. Environment Canada. ngày 22 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  56. ^ a b c d e “Drainage Basin”. thecanadianencyclopedia. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2008.
  57. ^ I. B. Marshall and P. H. Schut (1999). “A NATIONAL ECOLOGICAL FRAMEWORK FOR CANADA, Overview”. Environment CanadaAgriculture and Agri-Food Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2012.
  58. ^ a b “Satellite imagery moves Hans Island boundary: report”. CBC News. The Canadian Press. ngày 26 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.
  59. ^ “Canada and the Cold War” (bằng tiếng Anh). The Canadian Encyclopedia. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  60. ^ “A reality check on the Northwest Passage 'boom' (bằng tiếng Anh). The Global and Mail. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2014.
  61. ^ “Mike Pompeo rejects Canada's claims to Northwest Passage as 'illegitimate' (bằng tiếng Anh). The Guardian. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2019.
  62. ^ “Atlantic Cod (Newfoundland and Labrador population)” (bằng tiếng Anh). Government of Canada. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2016.
  63. ^ “HISTORY OF FISHING IN CANADA” (bằng tiếng Anh). Canadian Council of Professional Fish Harvesters. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2019.
  64. ^ “LANDINGS” (bằng tiếng Anh). Canadian Council of Professional Fish Harvesters. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2019.
  65. ^ “THE WORLD FACTBOOK” (bằng tiếng Anh). Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  66. ^ “Indicator: Exports” (bằng tiếng Anh). Government of Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2018.
  67. ^ “Section 2 Forests and the forest sector in Canada” (bằng tiếng Anh). Statistics Canada. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2018.
  68. ^ “Canada - Agricultural land (% of land area)” (bằng tiếng Anh). Trading Economics. Truy cập 2005. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  69. ^ “Agricultural Water Survey, 2016” (bằng tiếng Anh). The Daily. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  70. ^ “Animal Breeding” (bằng tiếng Anh). The Candian Encyclopedia. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2015.
  71. ^ “Coal in Canada” (bằng tiếng Anh). The Candian Encyclopedia. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2018.
  72. ^ “Petroleum Industries” (bằng tiếng Anh). The Candian Encyclopedia. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2015.
  73. ^ “Minings” (bằng tiếng Anh). The Candian Encyclopedia. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2015.
  74. ^ “3-D Magnetic Imaging using Conjugate Gradients: Temagami anomaly”. Geological Survey of Canada. Natural Resources Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2008.
  75. ^ “Top 10 hydroelectric dams in Canada” (bằng tiếng Anh). Canadian Mining & Energy. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  76. ^ “Learn about hurricanes: hazards and impacts”. Government of Canada. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2013.
  77. ^ a b David R Boyd (2011). Unnatural Law: Rethinking Canadian Environmental Law and Policy. UBC Press. tr. 67–69. ISBN 978-0-7748-4063-7. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2015.
  78. ^ “The Committee on the Status of Endangered Wildlife in Canada”. World Wide Life. WWF. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2019.
  79. ^ a b c d e f g “The Most Extreme Points Of Canada”. www.worldatlas.com (bằng tiếng Anh). worldatlas. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2019.
  80. ^ “141st Meridian Boundary Points”. International Boundary Commission. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2010.
  81. ^ “Canada”. The World Factbook. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2019.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

 Bài viết này kết hợp các tài liệu thuộc phạm vi công cộng từ website hay thư mục thuộc CIA World Factbook.

The Barren Lands Collection, University of Toronto